Viêm khớp là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe hệ thống xương khớp. Không chỉ gây đau và sưng, tình trạng này còn ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng di chuyển và vận động hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về viêm khớp và cách điều trị hiệu quả, chúng ta hãy cùng ECO Pharma tìm hiểu về các khía cạnh quan trọng của vấn đề này trong nội dung sau đây.
Viêm khớp là tình trạng một khớp hoặc nhiều khớp trên cơ thể bị viêm, sưng và gây đau. Những vị trí khớp thường bị viêm là khớp háng, khớp đầu gối, khớp vai, khớp cổ, khớp cổ tay,… Đây là một vấn đề y tế khá phổ biến, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vận động của cơ thể và gây ra khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Có đến hàng trăm loại viêm khớp khác nhau, nhưng hai dạng phổ biến nhất là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA):
Viêm xương khớp là một dạng phổ biến của viêm khớp, thường ảnh hưởng đến sụn bao bọc các đầu xương trong khớp. Khi sụn bị viêm, khả năng di chuyển của khớp bị hạn chế và gây đau. Theo thời gian, sụn có thể bị tổn thương, dẫn đến việc hình thành các gai xương và thay đổi hình dạng của khớp.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn mạn tính, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các khớp, đặc biệt là màng hoạt dịch bao quanh chúng, làm cho khớp bị sưng và đau. Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ độ tuổi trung niên.
Viêm khớp có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí khớp nào trên cơ thể
Viêm khớp thường gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng tới vận động và mang đến cảm giác khó chịu.
Đây là những triệu chứng viêm khớp dễ nhận thấy:
Viêm khớp có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các yếu tố tại khớp và cả những nguyên nhân bên ngoài.
Những nguyên nhân tại chỗ gây viêm khớp thường là do viêm sụn, thoái hóa khớp, sự bào mòn của sụn khớp và nhiễm khuẩn tại khớp.
Viêm nhiễm sụn khớp có thể dẫn đến việc mất tính linh hoạt và gây ra triệu chứng đau khớp. Quá trình thoái hóa có thể làm giảm chất lượng sụn, dẫn đến mòn mỏng và đau khi di chuyển khớp.
Sụn bị bào mòn do tuổi tác hoặc các nguyên nhân khác có thể gây ra sự không ổn định và đau trong khớp. Trong khi đó, nhiễm khuẩn tại khớp có thể gây viêm nhiễm và sưng khớp.
Những nguyên nhân bên ngoài gây viêm khớp thường gặp nhất là do chấn thương khớp, mắc bệnh rối loạn chuyển hóa, rối loạn chức năng miễn dịch và yếu tố di truyền.
Chấn thương do tai nạn hoặc các hoạt động thể thao có thể gây tổn thương và viêm nhiễm tại khớp. Các vấn đề về chuyển hóa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của khớp.
Rối loạn hệ thống miễn dịch có khả năng dẫn đến tổn thương khớp. Yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng trong một số loại viêm khớp như viêm khớp dạng thấp hay viêm cột sống dính khớp.
Ngoài ra, còn một số yếu tố nguy cơ khác gây viêm khớp như tuổi tác, giới tính, béo phì, chế độ dinh dưỡng và thói quen hút thuốc lá.
Nguy cơ mắc nhiều loại viêm khớp tăng theo tuổi tác. Càng lớn tuổi, cơ thể có khả năng đối phó với viêm nhiễm kém hơn, từ đó dẫn đến nguy cơ phát triển các bệnh khớp.
Phụ nữ thường có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới. Tuy nhiên, một số bệnh khớp như bệnh gout lại phổ biến hơn ở nam giới.
Cân nặng quá khổ có thể tạo áp lực lớn lên khớp, đặc biệt là ở các vùng như đầu gối, hông và cột sống, làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp.
Chế độ ăn uống giàu purin (có trong hải sản và thịt đỏ) cũng như việc tiêu thụ rượu và bia có thể tăng nguy cơ mắc bệnh gout – một loại viêm khớp do tạo thành các tinh thể uric axit trong khớp.
Ngoài ra, hút thuốc lá thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp và cũng là một tác nhân gây trầm trọng cho bệnh.
Chế độ ăn nhiều thịt đỏ tăng nguy cơ viêm khớp
Hiện nay, có đến hơn 100 loại bệnh về khớp khác nhau, dưới đây là những dạng viêm khớp thường gặp:
Viêm xương khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất, thường xuất hiện khi các mô trong khớp trải qua quá trình phá vỡ và tổn thương theo thời gian. Tình trạng này gặp nhiều ở người lớn tuổi. Người bị viêm xương khớp thường trải qua cảm giác đau khớp và cảm thấy cứng khớp sau khi nghỉ ngơi, làm hạn chế khả năng chuyển động của khớp trong một khoảng thời gian ngắn.
Viêm khớp dạng thấp, còn được gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp, là một bệnh do sự rối loạn trong hệ thống miễn dịch gây ra, khiến hệ miễn dịch tự tấn công vào các mô xương khớp. Viêm khớp dạng thấp tác động trực tiếp lên màng hoạt dịch khớp, gây ra sự xói mòn và biến dạng khớp nghiêm trọng.
Viêm khớp vảy nến là một bệnh tự miễn, thường phát triển ở những người đang mắc bệnh vảy nến. Khoảng 10 – 30% bệnh nhân mắc bệnh vảy nến cũng sẽ phải đối mặt với căn bệnh này. Viêm khớp vảy nến gây ra sự viêm nhiễm và tổn thương tại các khớp, tạo ra sự khó khăn khi hoạt động và gây đau cho người bệnh.
Viêm khớp phản ứng là một bệnh lý không quá nguy hiểm, nhưng có thể gây sưng và đau khớp do nhiễm trùng tại một bộ phận khác trong cơ thể. Thường thì những bộ phận này liên quan đến ruột, bộ phận sinh dục hoặc đường tiết niệu. Khi bị viêm khớp phản ứng, những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất thường là ở đầu gối, khớp cổ chân và bàn chân. Ngoài ra, tình trạng viêm cũng có thể ảnh hưởng đến mắt, da và niệu đạo.
Đây là tình trạng khớp bị viêm do nhiễm khuẩn hoặc nấm. Các khớp thường bị ảnh hưởng nhiều nhất là khớp đầu gối và hông. Bệnh có thể phát triển khi vi khuẩn hoặc các vi sinh vật gây bệnh lan ra khắp cơ thể qua máu và tới khớp. Sự nhiễm trùng của khớp cũng có thể xảy ra do vi sinh vật được đưa trực tiếp vào khớp thông qua chấn thương hoặc phẫu thuật.
Viêm khớp ngón tay cái là một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất tại vùng bàn tay. Nó thường xảy ra khi các khớp ở ngón tay bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa và mòn mỏng của lớp sụn khớp. Dạng viêm khớp này thường xảy ra ở khớp giữa xương ngón tay cái và xương cổ tay. Các triệu chứng đi kèm có thể bao gồm đau đớn, sưng, giảm sức mạnh và khả năng di chuyển của ngón tay cái.
Viêm khớp háng thường diễn ra với những cơn đau nhức dữ dội, gây khó khăn trong việc đi lại và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vấn đề này khá phổ biến ở người cao tuổi. Bởi vì trong độ tuổi này, lớp sụn bao phủ hai đầu khớp háng đã bị mòn theo thời gian, dẫn đến tình trạng hai đầu xương cọ xát vào nhau mỗi khi cử động.
Viêm cột sống dính khớp là một tình trạng viêm khớp khiến một số xương nhỏ trong cột sống hợp nhất lại với nhau. Tình trạng này làm cho cột sống mất đi tính linh hoạt, dẫn đến tư thế gập người về phía trước. Ngoài ra, viêm cột sống dính khớp có thể gây viêm các bộ phận khác trong cơ thể.
Bệnh gout là một tình trạng viêm khớp xảy ra khi tinh thể axit uric hoặc urat monosodium hình thành trong mô và chất lỏng cơ thể. Nguyên nhân của bệnh thường là do cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc không thể loại bỏ đủ axit uric dư thừa. Bệnh gout gây ra những cơn đau dữ dội tại khớp và khu vực xung quanh đi kèm với các triệu chứng nóng, đỏ, sưng.
Viêm khớp tự phát thiếu niên thường xuất hiện ở trẻ em dưới 16 tuổi và không xác định được nguyên nhân cụ thể. Đây là một dạng bệnh hiếm gặp, thường kéo dài trong vài tháng. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, thậm chí đến cuối đời.
Có rất nhiều loại viêm khớp và loại nào cũng gây khó chịu cho người bệnh
Viêm khớp là căn bệnh hầu như ai cũng có thể gặp phải, tuy nhiên đây là một số đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp cao hơn:
Người cao tuổi có nguy cơ mắc viêm khớp cao hơn do tình trạng lão hóa khiến xương khớp bị thoái hóa. Sự tổn thương viêm mạn tính cũng có thể làm tăng khả năng bùng phát các cơn viêm cấp.
Một số thống kê cho thấy tỷ lệ nữ giới mắc bệnh viêm khớp cao hơn nam giới. Nguyên nhân là sự thay đổi hormone trong cơ thể nữ giới có thể góp phần vào tình trạng này.
Những người lao động nặng, hoặc vận động thể lực cường độ cao có nguy cơ bị viêm khớp cao hơn nếu không chú ý bảo vệ khớp.
Những người làm công việc đòi hỏi thường xuyên đứng lâu hoặc ngồi lâu ở một tư thế có nguy cơ viêm khớp cao. Điều này là do áp lực liên tục lên các khớp trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương khớp về sau.
Người béo phì hoặc thừa cân nặng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trọng lượng cơ thể quá lớn có thể tạo áp lực lên các khớp, gây ra sự tổn thương và viêm khớp.
Những người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa, bệnh hệ thống hoặc các bệnh lý ảnh hưởng đến xương khớp có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
Chế độ nhiều thịt đỏ, hải sản, nhiều rượu bia có thể gây tăng axit uric máu, dẫn đến tình trạng bệnh gout.
Các chất độc hại trong thuốc lá tạo môi trường thuận lợi cho tình trạng viêm nhiễm phát triển. Vì vậy, những người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên sẽ có nguy cơ viêm khớp dạng thấp cao hơn.
Bệnh viêm khớp ngay từ khi mới khởi phát đã mang đến những cơn đau nhức, sưng đỏ và khó chịu cho người bệnh. Không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, bệnh viêm khớp có thể tiến triển một cách nghiêm trọng và tái phát nhiều lần.
Nếu cứ để viêm khớp tiến triển mà không điều trị, người bệnh không chỉ phải đối mặt với những cơn đau khớp, cứng khớp và giảm chức năng vận động của khớp, mà còn phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp, thậm chí mất khả năng di chuyển. Vì vậy khi nhận thấy các triệu chứng viêm khớp mới phát triển, người bệnh hãy khám bác sĩ và làm theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế giúp kiểm soát triệu chứng, giảm đau và sưng, và bảo vệ khớp khỏi sự tổn thương nghiêm trọng.
Viêm khớp làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh
Nhiều người có thể nghĩ rằng viêm khớp chỉ đơn giản gây đau nhức và có thể giảm đau bằng cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên, những biến chứng mà bệnh viêm khớp để lại có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ.
Viêm khớp giai đoạn đầu nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm trong tương lai rất cao. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất là việc giảm hoặc mất khả năng vận động thông thường, ví dụ như đi lại, cầm nắm,… Không những thế, tình trạng này còn có thể dẫn đến suy yếu sức khỏe và khả năng lao động của người bệnh.
Những biến chứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng hơn như teo cơ, biến dạng khớp và thậm chí là bại liệt, tàn phế, thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp. Những tình trạng này có thể dẫn đến sự mất khả năng hoạt động và tự chăm sóc bản thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Không chỉ có biến chứng tại khớp, bệnh viêm khớp còn có thể gây ra các biến chứng tại các cơ quan khác trong cơ thể. Đặc biệt, viêm khớp cấp có thể gây tổn thương cho van tim, gián tiếp gây ra các bệnh về tim mạch, thậm chí dẫn đến tử vong ở người cao tuổi.
Viêm khớp có thể gián tiếp gây ra các bệnh về tim mạch
Trước các dấu hiệu ban đầu của viêm khớp như đỏ, nóng, sưng khớp,… nhiều người bệnh chủ quan và nghĩ rằng các triệu chứng này sẽ giảm sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn không nên chần chừ nếu các biểu hiện ngày càng trầm trọng hơn.
Vì vậy khi có bất kỳ dấu hiệu viêm khớp nào dưới đây, hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ:
Chẩn đoán viêm khớp là một quá trình quan trọng giúp xác định tình trạng khớp và đưa ra đánh giá chính xác về tình hình sức khỏe cùng phương pháp điều trị.
Khi bạn đến gặp bác sĩ với các triệu chứng liên quan đến khớp như đau đớn, sưng, nóng,… bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng kỹ lưỡng. Thông qua việc đánh giá những biểu hiện này, bác sĩ có thể nhận ra mức độ tổn thương của khớp và đưa ra những phán đoán ban đầu về tình trạng viêm khớp.
Không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra các triệu chứng bên ngoài, khám lâm sàng còn xem xét cẩn thận về biến dạng của khớp. Việc này giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng nội tại của khớp và tìm hiểu liệu có sự biến đổi bất thường nào không. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ hỏi thêm về các yếu tố khác như mệt mỏi, tình trạng ăn uống, hay thậm chí thiếu máu để có cái nhìn toàn diện về tình trạng viêm khớp của bạn.
Chẩn đoán bằng hình ảnh giúp bác sĩ quan sát rõ hơn hình thái của các khớp và ghi nhận thông tin chính xác về tình trạng viêm. Các phương pháp bao gồm siêu âm khớp, chụp X-quang khớp, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, xạ hình xương,… Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán cụ thể.
Nội soi khớp là một loại tiểu phẫu giúp bác sĩ có cái nhìn trực tiếp và chi tiết về tình trạng bên trong khớp. Một thiết bị nhỏ gắn camera mini sẽ được đưa vào khớp thông qua một vết cắt nhỏ cho phép bác sĩ thăm dò mọi khía cạnh của khớp chính xác hơn.
Qua hình ảnh trực tiếp này, bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề như viêm nhiễm, tổn thương mô mềm, hay thậm chí các vấn đề nhỏ khác mà các phương pháp khác khó có thể phát hiện. Chẩn đoán bằng nội soi khớp thường được áp dụng cho các vùng như vai, khuỷu tay, hông, đầu gối, mắt cá chân.
Sinh thiết hoạt dịch là một phương pháp chẩn đoán xâm lấn tối thiểu giúp xác định các vấn đề bệnh lý chung của khớp. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ sử dụng kim hoặc ống soi khớp để lấy mẫu mô từ khớp. Đặc biệt, dịch khớp thu thập từ quá trình sinh thiết sẽ được đưa vào xét nghiệm để phân tích.
Qua sự thay đổi về màu sắc và độ nhờn của dịch khớp, bác sĩ có thể đánh giá chính xác hơn về tình trạng bệnh lý của khớp. Điều này giúp đưa ra phán đoán chính xác và lựa chọn phương án điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
Xét nghiệm máu là phương pháp dùng để kiểm tra và đánh giá tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể người bệnh. Thông qua việc kiểm tra các chỉ số của thành phần máu như hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu, bác sĩ có thể có cái nhìn tổng quan về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Bác sĩ chẩn đoán viêm khớp dựa vào phim x-quang và một số xét nghiệm khác
Điều trị viêm khớp nhằm mục đích kiểm soát cơn đau, giảm thiểu tổn thương khớp, kết hợp với thay đổi lối sống.
Các loại thuốc thường được sử dụng để giảm đau do viêm khớp như:
Vật lý trị liệu là phương pháp hỗ trợ giúp tình trạng viêm khớp nhanh chóng ổn định:
Phương pháp trị liệu nên được hướng dẫn và thực hiện bởi các chuyên gia y tế
Tiêm thuốc vào khớp là phương pháp hiệu quả nhằm khắc phục tình trạng đau và viêm. Với phương pháp này bác sĩ sẽ dùng kim tiêm nhỏ để đưa thuốc trực tiếp vào ổ khớp hoặc các khu vực cạnh khớp như khớp vai, khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng,… Phương pháp này đặc biệt phù hợp để điều trị viêm bao khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp và thoái hóa khớp ở mức độ từ nhẹ đến trung bình.
Khi tình trạng viêm khớp đã trở nên nghiêm trọng và không thể kiểm soát bằng các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật để thay thế khớp bằng các khớp nhân tạo hoặc thực hiện các thay đổi cấu trúc xương.
Phẫu thuật này nhằm mục đích khôi phục chức năng và giảm đau cho người bệnh. Quyết định phẫu thuật cần phải được đưa ra sau khi thảo luận và thống nhất giữa bác sĩ và bệnh nhân.
Thay đổi lối sống là một phần quan trọng trong quá trình điều trị viêm khớp. Bằng cách thực hiện những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày, người bệnh có thể góp phần kiểm soát và cải thiện tình trạng viêm khớp.
Duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp khắc phục viêm khớp
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm khớp và duy trì sức khỏe tốt, có một số lưu ý quan trọng bạn không nên bỏ qua:
Cân nặng quá khổ có thể tạo áp lực lớn lên khớp, đặc biệt là các khớp ở chân và xương chậu. Bạn hãy duy trì một chế độ ăn uống cân đối và thường xuyên tập thể dục để giữ cân nặng ở mức hợp lý.
Cơ thể cần thời gian để phục hồi sau các hoạt động hàng ngày. Bạn cần đảm bảo dành thời gian đủ để nghỉ ngơi và không quá tải cơ thể; nghỉ ngơi cũng giúp giảm bớt căng thẳng và áp lực lên khớp.
Ngủ đủ giấc hàng đêm rất quan trọng để giữ cho cơ thể hoạt động tốt. Nếu ngủ không đủ có thể làm gia tăng tình trạng đau nhức và viêm trong cơ thể. Bạn hãy tạo thói quen ngủ đều đặn và đảm bảo có đủ giấc mỗi đêm.
Bạn cần tránh các tình huống nguy hiểm hoặc các hoạt động có thể gây chấn thương cho khớp. Khi tham gia các hoạt động, bạn hãy đảm bảo sử dụng đúng cách các thiết bị bảo vệ như băng cổ tay, đầu gối,…
Nước là yếu tố cần thiết để duy trì sự linh hoạt của khớp và giữ cho chúng không bị khô cứng. Bạn hãy bổ sung đủ lượng nước hàng ngày để đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ nước.
Thời tiết thay đổi có thể ảnh hưởng đến tình trạng khớp. Khi thời tiết lạnh, bạn hãy giữ ấm cơ thể bằng cách mặc đủ áo ấm và giữ khớp không bị tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh. Đặc biệt, khi đi du lịch đến nơi có khí hậu ẩm thấp, bạn hãy bảo vệ cơ thể khỏi sự khô hanh và cứng khớp.
Bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe và tình trạng khớp. Vì vậy, bạn cần hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với những chất này để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
Hạn chế hút thuốc lá để tránh mắc bệnh viêm khớp hoặc làm cho bệnh xấu đi
Viêm khớp không chỉ gây ra những cơn đau và khó khăn trong cuộc sống hàng ngày mà còn có thể mang theo những biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc điều trị kịp thời và hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự tiến triển và giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.