HPV là một loại virus nguy hiểm có khả năng gây u nhú ở người và các bệnh nghiêm trọng như viêm nhiễm cơ quan sinh dục, ung thư cổ tử cung, hậu môn, âm đạo hoặc dương vật,… Chính vì vậy tiêm vắc xin HPV luôn được khuyến khích để phòng ngừa các chủng HPV nguy hiểm và hạn chế nguy cơ tử vong do những bệnh lý nêu trên gây ra. Cùng ECO Pharma tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Vắc xin HPV là giải pháp khoa học được phát triển nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Papilloma ở người (HPV). Trong hơn 200 loại virus thuộc nhóm HPV, có hơn 40 loại truyền nhiễm qua quan hệ tình dục. Một số chủng trong đó có thể gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và một số loại khác có nguy cơ gây ra ung thư ở các bộ phận như cổ tử cung, hậu môn, hầu họng và các bộ phận sinh dục khác.
Hầu hết các vắc xin tiêm phòng HPV có khả năng ngăn chặn virus HPV loại 16 và 18, nguyên nhân gây ra tới 70% các trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Chính vì thế, tiêm HPV không chỉ bảo vệ bản thân mà còn góp phần nỗ lực chung ngăn chặn sự lây lan các bệnh liên quan HPV trong cộng đồng. (1)
Trên thị trường hiện nay có 2 loại vắc xin HPV nổi bật là Gardasil và Gardasil 9, cả hai đều được sản xuất bởi công ty dược danh tiếng MSD (Merck Sharp & Dohme, Mỹ).
Điểm đặc trưng của mỗi loại vắc xin là:
Có thể ban quan tâm: 40 tuổi có tiêm phòng HPV được không?
Vắc xin HPV có tác dụng bảo vệ cơ thể trước tác động gây hại của một số chủng virus HPV, đặc biệt là các chủng gây ra ung thư cổ tử cung và một số bệnh lý khác liên quan. Một số tác dụng chính của vắc xin HPV như sau:
Tuy vắc xin HPV có khả năng ngăn chặn nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhưng không thể ngăn chặn tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay có khả năng tránh thai. Ngoài ra, dù đã tiêm vắc xin HPV, bạn vẫn nên kiểm tra và sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ để phát hiện sớm và ngăn chặn nguy cơ kịp thời. (3)
Vắc xin HPV hoạt động dựa trên nguyên lý kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể tự bảo vệ mình khỏi sự tấn công của virus HPV. Đây là cơ chế hoạt động của vắc xin HPV:
Có thể hiểu đơn giản, vắc xin HPV hoạt động bằng cách “dạy” cho hệ thống miễn dịch của cơ thể cách nhận biết và tiêu diệt virus HPV trước khi chúng tác động đến cơ thể, đồng thời giúp ngăn chặn sự phát triển và biến chứng của loại virus này.
Tiêm phòng HPV là điều cần thiết và sau đây là nhóm được khuyến khích nên tiêm HPV càng sớm càng tốt.
Trẻ em và thanh thiếu niên từ 9 – 26 tuổi là đối tượng ưu tiên cho việc tiêm vắc xin HPV. Đây là giai đoạn hiệu quả tiêm phòng được phát huy tốt nhất. Cha mẹ nên tiêm vắc xin cho con mình càng sớm càng tốt, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 9 – 14.
Xem thêm: Quá 26 tuổi có nên tiêm phòng hpv không?
Mặc dù FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã chấp thuận việc sử dụng vắc xin HPV cho độ tuổi này, nhưng không thể áp dụng cho tất cả các trường hợp. Nhiều người trong độ tuổi này có thể đã tiếp xúc với HPV, do đó vắc xin có thể không hiệu quả. ACIP (Uỷ ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng) khuyến nghị người trong độ tuổi này nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tiêm vắc xin.
Xem thêm: Độ tuổi tiêm HPV là bao nhiêu?
Phụ nữ đang trong thai kỳ không nên tiêm ngừa HPV. Nếu đã tiêm một hoặc hai mũi trước khi mang thai, bạn nên hoãn việc tiêm mũi tiếp theo cho đến sau khi sinh. Vì vậy nữ giới được khuyến nghị nên hoàn thành việc tiêm vắc xin trước khi có kế hoạch mang thai, tốt nhất nên hoàn thành từ 1 – 3 tháng trước khi mang thai. Trong trường hợp phát hiện mang thai trong quá trình tiêm, bạn nên thông báo ngay với bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.
Nhìn chung, việc tiêm vắc xin HPV là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh do HPV gây ra. Tuy nhiên, việc tiêm nên được thực hiện dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và tình hình phơi nhiễm virus của mỗi người.
Những người thuộc đối tượng nguy cơ sau đây nên tiêm ngừa HPV:
Đối với một số trường hợp thuộc nhóm có điều kiện y khoa đặc biệt cũng được khuyến nghị nên tiêm HPV sớm nhất có thể. Cụ thể, ACIP khuyến nghị tiêm đủ 3 liều vắc xin HPV theo lịch trình 0, 2, 6 tháng cho:
Việc tiêm vắc xin HPV cho các nhóm nguy cơ cao như trên không chỉ giúp bảo vệ chính bản thân họ mà còn góp phần ngăn chặn sự lây lan của virus HPV trong cộng đồng.
Có thể ban quan tâm: 27 tuổi tiêm HPV được không?
Vắc xin HPV có cơ chế tạo miễn dịch chủ động, đặc biệt phụ nữ đã có gia đình, đã quan hệ tình dục hoặc quá độ tuổi vẫn được khuyến khích nên tiêm ngừa vắc xin HPV.
Tuy nhiên vẫn có một số đối tượng không nên tiêm chủng HPV:
Theo các bác sĩ tiêm chủng, vắc xin HPV có nhiều loại khác nhau nên số mũi tiêm của từng loại cũng khác nhau.
Tiêm vắc xin HPV cần tiêm 2 mũi hoặc 3 mũi, cụ thể như sau:
Vắc xin Gardasil 4 và phác đồ tiêm chủng 3 mũi:
Vắc xin Gardasil 9 đối với người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên với phác đồ 2 mũi:
Phác đồ 3 mũi (0 – 2 – 6):
Lưu ý: Nếu mũi thứ hai tiêm cách mũi đầu tiên dưới 5 tháng, cần tiêm mũi thứ ba cách mũi thứ hai ít nhất 3 tháng.
Phác đồ 3 mũi (0 – 2 – 6) đối với người từ tròn 15 tuổi đến dưới 27 tuổi (tại thời điểm tiêm lần đầu tiên)
Phác đồ tiêm nhanh cho người từ tròn 15 tuổi đến dưới 27 tuổi:
Tiêm HPV là gì? Tiêm ngừa HPV là điều quan trọng vì có thể giúp bảo vệ phụ nữ khỏi các nguy cơ sau đây:
Ung thư cổ tử cung khá phổ biến và hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung đều gây ra bởi virus HPV. Vắc xin HPV có khả năng ngăn chặn các chủng virus gây ra bệnh ung thư cổ tử cung.
Ngoài ung thư cổ tử cung, HPV còn gây ra các bệnh ung thư khác như ung thư âm hộ, ung thư lưỡi, ung thư họng,… Tiêm vắc xin cũng giúp ngăn ngừa những loại ung thư này.
Kết hợp giữa tiêm vắc xin HPV và sàng lọc cổ tử cung tăng cường khả năng phát hiện sớm và điều trị bệnh, giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư.
Việc giảm số lượng ca mắc ung thư và các biến chứng liên quan giúp giảm bớt chi phí chăm sóc sức khỏe cũng như giảm thiểu gánh nặng về mặt kinh tế cho gia đình và xã hội.
Càng nhiều người được tiêm vắc xin HPV, khả năng lây truyền virus trong cộng đồng càng giảm, tạo nên một môi trường an toàn hơn. Việc tiêm vắc xin HPV không chỉ bảo vệ cá nhân khỏi nguy cơ mắc bệnh mà còn góp phần vào sự an toàn và sức khỏe chung của cộng đồng.
Vắc xin HPV được xem là loại vắc xin an toàn, hiệu quả cao và đây là các lý do:
Khi tiêm vắc xin HPV, một số tác dụng phụ có thể xảy ra nhưng đa số chúng đều nhẹ và tự giảm đi sau một thời gian ngắn.
Một số tác dụng phụ thường gặp:
Bên cạnh đó, các giám sát sau tiêm về tính an toàn của vắc xin HPV ở nhóm phụ nữ từ 18 – 45 tuổi cho thấy không có sự khác biệt trong vấn đề xuất hiện các bệnh mãn tính mới bao gồm cả bệnh tự miễn. Đã có số liệu khẳng định vắc xin HPV không làm tăng nguy cơ mắc các hội chứng như Guillain-Barré, hội chứng đau ở các chi và hội chứng tim nhịp nhanh sau tiêm. Thế nên vắc xin HPV được coi là an toàn với mức độ tác dụng phụ nhẹ và tỷ lệ phản ứng nghiêm trọng rất thấp. Đối với bất kỳ loại vắc xin nào, theo dõi phản ứng sau tiêm đều cần thiết.
Giá của vắc xin HPV không cố định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Để biết chính xác giá tiêm vắc xin HPV, bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ sở tiêm chủng hoặc bệnh viện mình muốn đến để hỏi thông tin. Điều này giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về chi phí cũng như lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.
Sau khi tiêm vắc xin HPV, việc chăm sóc và quan sát cơ thể là vô cùng quan trọng.
Một số hướng dẫn cơ bản sau tiêm mà bạn nên thực hiện:
Giải đáp một số vấn đề xung quanh vắc xin HPV ngăn ngừa ung thư cổ tử cung:
Không nhất thiết phải sàng lọc ung thư cổ tử cung trước khi tiêm vắc xin HPV. Mục đích chính của việc tiêm vắc xin HPV là để ngăn chặn sự lây nhiễm của virus HPV chứ không phải để điều trị ung thư cổ tử cung đã phát triển.
Tuy nhiên, việc sàng lọc ung thư cổ tử cung thông qua các xét nghiệm như Pap smear nên được thực hiện định kỳ, bất kể bạn đã tiêm vắc xin HPV hay chưa. Điều này giúp phát hiện sớm những biến đổi bất thường của tế bào ở cổ tử cung, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời nếu cần thiết.
Dù vậy, trước khi tiêm vắc xin, bạn sẽ được khám sàng lọc cơ bản để đảm bảo bạn đủ sức khỏe và không có các tình trạng sức khỏe cần lưu ý khác. Điều này giúp tăng cường an toàn cho quá trình tiêm chủng.
Câu trả lời là có. Dù bạn đã từng bị nhiễm HPV, việc tiêm phòng vắc xin HPV vẫn là lựa chọn đúng đắn. Virus HPV đa dạng chủng loại. Bạn đã từng bị nhiễm một chủng HPV nào đó không có nghĩa bạn đã miễn dịch với tất cả các chủng khác. Vắc xin HPV thường bảo vệ khỏi nhiều chủng vi rút, nghĩa là nếu bạn đã bị nhiễm một chủng HPV, vắc xin vẫn có thể bảo vệ bạn khỏi các chủng khác.
Khả năng tái nhiễm virus HPV là có thật. Mặc dù cơ thể bạn có thể đã phát triển hệ miễn dịch tạm thời đối phó với chủng HPV mà bạn từng bị nhiễm, thế nhưng sự miễn dịch này có thể không kéo dài lâu. Tiêm vắc xin có thể giúp tăng cường sự bảo vệ dành cho bạn trước nguy cơ tái nhiễm.
Câu trả lời là có. Dù đã có quan hệ tình dục hay đã nhiễm vi rút HPV, bạn vẫn nên tiêm vắc xin HPV để bảo vệ bản thân. Như đã đề cập, ngay cả khi đã từng nhiễm virus HPV, bạn có khả năng vẫn bị tái nhiễm. Virus HPV có thể bị cơ thể loại trừ, nhưng hệ miễn dịch tự nhiên không đảm bảo bạn sẽ không tái nhiễm trong tương lai.
Virus HPV có nhiều chủng, bạn có thể đã nhiễm một chủng nào đó sau khi quan hệ, nhưng vẫn chưa được bảo vệ khỏi những chủng virus khác. Vắc xin HPV thường bảo vệ khỏi nhiều chủng virus, giúp bạn giảm nguy cơ bị nhiễm các chủng virus mà bạn chưa từng tiếp xúc.
Việc chọn nơi tiêm chủng uy tín là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả của vắc xin.
Dưới đây là một số cơ sở tiêm chủng uy tín ở Việt Nam:
Hệ thống tiêm chủng VNVC là hệ thống trung tâm tiêm chủng cao cấp đầu tiên tại Việt Nam. Với hệ thống cơ sở trải dài từ Bắc vào Nam, VNVC đảm bảo việc bảo quản vắc xin trong điều kiện lý tưởng. Tại VNVC, thông tin về giá cả và dịch vụ tiêm chủng được niêm yết rõ ràng trên website, giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu và so sánh.
Là trung tâm chuyên môn thuộc Sở Y tế, CDC thực hiện hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh. Tuỳ thuộc vào CDC ở từng khu vực, dịch vụ và chương trình tiêm chủng có thể khác nhau. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên liên hệ trực tiếp đến CDC trong khu vực.
Viện Pasteur là tổ chức nghiên cứu sinh học hàng đầu thế giới, có trụ sở chính tại Paris, Pháp. Tại Việt Nam, viện Pasteur có các chi nhánh tại Hà Nội, Lâm Đồng, Khánh Hoà và TP. Hồ Chí Minh. Với uy tín và kinh nghiệm lâu năm, viện Pasteur đảm bảo việc tiêm chủng diễn ra một cách an toàn và hiệu quả. Khi chọn nơi tiêm chủng, ngoài việc xem xét uy tín và chất lượng dịch vụ, bạn cũng nên xem xét vị trí, giá cả và dịch vụ hỗ trợ để chọn được nơi tiêm chủng phù hợp nhất.
Hiện tại không có khuyến cáo nào yêu cầu bạn phải kiêng cữ quan hệ tình dục sau khi tiêm vắc xin HPV. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là trong quá trình hoàn thiện liều tiêm, kháng thể chống lại virus HPV có thể chưa được hình thành hoàn toàn, nghĩa là bạn vẫn có thể bị phơi nhiễm virus sau khi quan hệ.
Vắc xin HPV có khả năng bảo vệ trước một số chủng HPV gây ung thư và sùi mào gà, nhưng không phải tất cả. Vì vậy, đối với các chủng virus mà vắc xin không bảo vệ, bạn vẫn có thể mắc phải nếu không sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ. Thế nên dù đã tiêm vắc xin HPV, việc áp dụng các biện pháp quan hệ an toàn vẫn rất cần thiết, giúp bảo vệ sức khỏe cho bạn và đối tác.
Vắc xin HPV không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý đường sinh dục khác do virus HPV gây ra ở cả nam và nữ. Do đó, tiêm vắc xin HPV không chỉ là biện pháp tự bảo vệ mình mà còn là cách chúng ta yêu thương và bảo vệ những người xung quanh.
(1) HPV vaccine | What is the HPV vaccination. (n.d.). Planned Parenthood. https://www.plannedparenthood.org/learn/stds-hiv-safer-sex/hpv/should-i-get-hpv-vaccine
(2) HPV vaccination: What everyone should know | CDC. (n.d.). https://www.cdc.gov/vaccines/vpd/hpv/public/index.html
(3) KidsHealth. (N.d.). (2022, February). HPV Vaccine. KidsHealth. https://kidshealth.org/en/teens/hpv-vaccine.html
(4) Website, N. (2023, October 4). HPV vaccine. nhs.uk. https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/hpv-human-papillomavirus-vaccine/