Gan nhiễm mỡ độ 1 thường ít bộc lộ triệu chứng nên khó có thể nhận biết. Nếu không được quản lý tốt tình trạng này sẽ tiến triển lên các cấp độ nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Eco Pharma sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về gan nhiễm mỡ cấp độ 1 thông qua bài viết này.
Gan nhiễm mỡ độ 1 là tình trạng mỡ tích tụ từ 5-10% trọng lượng của lá gan. Gan nhiễm mỡ được chia thành các cấp độ 1, 2 và 3, trong đó cấp độ 1 là nhẹ nhất, lượng mỡ thừa chưa ảnh hưởng nhiều đến chức năng của gan. Trong giai đoạn đầu, bệnh thường chưa có những biểu hiện rõ ràng, người bệnh chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc sàng lọc bệnh liên quan.
Gan chính là tạng đơn lớn nhất trong hệ tiêu hóa của con người. Nếu gan chỉ bị mất dưới 25% khối lượng, nó vẫn có khả năng tự tái tạo và phục hồi các nhu mô bị mất. Đây cũng là cơ quan đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như:
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến gan nhiễm mỡ cấp độ 1. Các nguyên nhân và yếu tố, nguy cơ thường gặp nhất như sau:
Một lượng lớn rượu, bia được đưa vào cơ thể có thể làm hỏng các tế bào gan. Mặc dù gan có khả năng tái tạo và tự sửa chữa nhưng nếu bạn lạm dụng rượu, bia sẽ làm mất đi khả năng này của nó, dẫn đến nhiều hậu quả trầm trọng, chẳng hạn như gan nhiễm mỡ cấp độ 1, viêm gan và xơ gan.
Trước nay, số lượng rượu, bia tiêu thụ ở nước ta rất cao và đây cũng là nguyên nhân khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh gan cao hàng đầu thế giới.
Bình thường lipid từ thức ăn di chuyển xuống ruột sẽ được hấp thụ dưới các dạng như glycerol, axit béo và monoglycerin. Đa phần các axit béo này được đưa vào gan và este hóa trở thành triglyceride.
Một số các axit béo khác được este hóa kết hợp cùng cholesterol tạo nên phospholipid, hoặc oxy hóa để tạo thành acetyl-CoA. Triglyceride tiếp đó được liên kết cùng lipoprotein do gan sản xuất để bài tiết ra khỏi gan.
Vì thế, gan nhiễm mỡ chủ yếu hình thành do ba nguyên nhân là: tăng tạo mỡ ở gan, giảm bài tiết mỡ ra khỏi gan và cuối cùng là tăng huy động mỡ các mô trong cơ thể. Bia, rượu có khả năng tác động tiêu cực đến cả ba quá trình trên, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ cấp 1, cụ thể:
Các tác nhân gây ra gan nhiễm mỡ không do rượu được phân chia thành hai loại khác nhau đó là:
Một số tác nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 không do rượu có thể kể đến như:
Lượng chất béo tích tụ trong gan tỉ lệ thuận với cân nặng của cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc người béo phì có nguy cơ tích lũy mỡ thừa trong gan cao. Ngoài ra, người béo phì thường có xu hướng thích ăn những món ngọt, món béo; thói quen ăn vặt và ăn tối nhiều làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ.
Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao là một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn sự hình thành mỡ quá mức, có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Ngược lại, khi ít vận động các mô mỡ không mất đi, nguy cơ gan nhiễm mỡ càng cao.
Hoạt động thể chất là yếu tố then chốt trong việc phòng ngừa và kiểm soát nhiều bệnh mãn tính, lười vận động là nguyên nhân chính gây ra béo phì và các rối loạn chuyển hóa liên quan. Một hậu quả của lối sống ít tập thể dục là có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, hiện được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh gan mãn tính ở xã hội phương Tây.
Đái tháo đường type 2 không chỉ tăng nguy cơ mắc phải gan nhiễm mỡ mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng này ở những người đã mắc phải. Đồng mắc đái tháo đường type 2 và gan nhiễm mỡ làm tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan cao hơn, diễn biến nặng hơn, khó điều trị hơn so với những người chỉ có một bệnh.
Ngoài ra, đái tháo đường gây ra rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, nếu không được kiểm soát tốt, lượng đường huyết trong máu tăng cao sẽ gây suy giảm khả năng chuyển hóa cholesterol của tế bào gan. Về lâu dài, tình trạng này làm gan tích tụ nhiều mỡ hơn và dẫn đến gan nhiễm mỡ không do rượu.
Cơ thể suy dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ, trên thực tế vẫn có người nhẹ cân mắc phải bệnh lý này. Nguyên nhân là cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng sẽ không tổng hợp được apolipoprotein, gây ra sự tích tụ triglyceride trong gan dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ.
Giảm cân cấp tốc trong thời gian quá ngắn cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Lý do, khi cân nặng bị giảm đột ngột quá mức sẽ kích thích sản sinh lipolysis, làm cho lượng chất béo tăng lên nhanh chóng; Quá trình peroxy hóa lipid cũng diễn ra mạnh hơn, gây tổn thương các tế bào gan và quá trình nhiễm mỡ bắt đầu.
Tăng lipid máu là một trong các nguyên nhân gan nhiễm mỡ độ 1 với biểu hiện nồng độ lipid trong máu tăng cao bất thường. Hai loại lipid chính trong máu là triglyceride và cholesterol. Phần lớn những trường hợp tăng lipid máu đều xuất phát từ chế độ ăn uống và lối sống thiếu khoa học.
Lipid trong máu cao không chỉ làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ mà còn gây xơ vữa động mạch, dẫn đến sự hình thành và tích tụ các mảng bám gây tắc mạch. Tắc nghẽn mạch máu có thể dẫn đến các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ và tử vong.
Bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa ảnh hưởng đến sức khỏe toàn cầu. Trong khi các hội chứng chuyển hóa và béo phì là những yếu tố nguy cơ của gan nhiễm mỡ được biết đến nhiều hơn, thì tỷ lệ sử dụng nhiều loại thuốc ngày càng tăng, đặc biệt ở người cao tuổi cũng làm tăng nguy cơ tổn thương gan nói chung và bệnh gan nhiễm mỡ đáng kể.
Thuốc kháng sinh như piperacillin-tazobactam, telithromycin và một số thuốc giảm đau – hạ sốt như acetaminophen có thể gây tổn thương gan cấp tính nghiêm trọng.
Các loại thuốc khác như thuốc kháng vi-rút, corticosteroid và methotrexate có thể gây ra sự biến đổi của gan nhiễm mỡ đơn giản thành viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. Hoặc chúng làm trầm trọng thêm tình trạng viêm hoại tử, tiền viêm gan; tình trạng gan nhiễm mỡ hiện có và xơ hóa.
Vì thế, bạn nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về uống để tránh các rủi ro đáng tiếc.
Dấu hiệu gan nhiễm mỡ độ 1 thường không bộc lộ rõ ràng, nếu có nó có thể là một trong số biểu hiện bất thường sau:
Các triệu chứng gan nhiễm mỡ độ 1 không rõ ràng nên khám sức khỏe định kỳ là điều quan trọng để bạn có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu mắc phải.
Bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 có thể chữa trị được. Một số điều chỉnh trong sinh hoạt và chế độ ăn uống có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng này.(1)
Nếu đang thừa cân, bạn hãy điều chỉnh lại thực đơn ăn uống, đồng thời tập thể dục đều đặn hàng ngày, đưa cơ thể về mức cân nặng bình thường.
Nếu bạn đang thiếu cân, hãy bổ sung dinh dưỡng, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn và lựa chọn các hình thức luyện tập vừa sức.
Nếu đồng mắc gan nhiễm mỡ và bệnh đái tháo đường, bạn nên được điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nội tiết hoặc gan-tuỵ-mật để quản lý tốt đường huyết, cũng như các rối loạn khác có thể gây hại chéo cho nhau.
Khi lựa chọn thực phẩm, bạn hãy chú ý ưu tiên các loại dạng tươi, thô, chưa qua chế biến; hạn chế thực phẩm đóng hộp, nhiều đường, muối, dầu mỡ và chất bảo quản.
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo dùng các loại thuốc giúp cải thiện chức năng gan như vitamin E, nhóm thuốc hạ men gan,… Tuy nhiên, bạn không nên dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Có nhiều cách khác nhau giúp phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ 1, trong số đó những điều sau đây thường được các bác sĩ khuyến nghị.
Để tránh mắc phải bệnh lý gan nhiễm mỡ và bảo vệ khỏe mạnh, bạn cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
Rượu, bia là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về gan, trong đó có gan nhiễm mỡ. Vì vậy, bạn hãy tránh xa rượu bia cũng như các thức uống có cồn khác để bảo vệ gan luôn được khỏe mạnh.
Việc luyện tập thể dục thể thao có tác dụng giảm đáng kể lượng chất béo trong gan. Bạn có thể áp dụng một số bài tập như nâng tạ, squat để cải thiện tình trạng bệnh. Hãy đặt mục tiêu tập luyện thường xuyên và tăng dần cường độ. Bạn cần tập thể dục đều đặn trong ít nhất 5 ngày/tuần để nâng cao sức khỏe và nhanh chóng đẩy lùi gan nhiễm mỡ.
Chủ động kiểm soát nồng độ cholesterol trong cơ thể là một cách ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ.
Bạn kiểm soát tốt lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống hàng ngày. Đây là một loại chất béo xấu thường có nguồn gốc từ động vật, có thể làm tăng cholesterol, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gan.
Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp ngăn chặn diễn tiến của tình trạng gan nhiễm mỡ mức độ 1 lên các cấp độ 2 và 3.
Những người mắc gan nhiễm mỡ nên chú trọng các thực phẩm có chứa đa dạng các loại vitamin như A, B, C, E, B12; và các loại khoáng chất như canxi, magie, photpho, kali, natri. Đây là những chất rất cần thiết cho một lá gan khỏe mạnh, hoạt động tốt.
Lựa chọn dầu ăn cũng góp phần bảo vệ sức khỏe của người đang mắc phải tình trạng gan nhiễm mỡ. Theo đó, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại dầu thực vật và hạn chế mỡ động vật trong các bữa ăn hàng ngày; tránh lạm dụng dầu ăn quá mức gây ảnh hưởng xấu đến gan.
Ngoài ra, một số loại trà thảo mộc rất tốt cho người có gan bị nhiễm mỡ. Điển hình là một số loại trà có thể giúp thanh lọc cơ thể, giải độc, hỗ trợ giảm lượng mỡ trong gan như trà hoa cúc, trà atiso, trà bồ công anh.
Thịt bò và thịt lợn có nhiều chất béo bão hòa. Thịt đã qua chế biến như xúc xích chứa nhiều natri. Những loại thịt này người bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 nên hạn chế dùng.
Bạn cũng cần tránh xa rượu bia và những thức uống có cồn khác; các loại nước ngọt cũng làm tăng lượng mỡ tích tụ ở gan.
Hãy chú ý nhiều hơn đến gia vị của thức ăn, hạn chế nạp các thức ăn cay nóng như đồ ăn nhiều gừng, tỏi, tiêu, ớt. Những loại gia vị này cản trở quá trình đào thải chất béo của gan, khiến cho chất béo tích tụ và bệnh sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Gan nhiễm mỡ độ 1 là cấp độ nhẹ nhất của bệnh lý gan nhiễm mỡ và có thể chữa khỏi. Người bệnh nên kiên trì điều trị theo các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá nhằm quản lý và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Bạn cũng nên thăm khám gan định kỳ và không chữa trị theo các phương pháp chưa được kiểm chứng, có thể khiến bệnh nặng hơn.
Team, S. B. (2023, April 12). What is Grade 1 Fatty Liver & How to Reverse It. Sitaram Bhartia Institute of Science and Research. https://www.sitarambhartia.org/blog/internal-medicine/what-is-grade-1-fatty-liver/
Capas, A. (2023, May 3). How long does it take your liver to detox from alcohol? Cleveland Clinic. https://health.clevelandclinic.org/detox-liver-from-alcohol/