Rụng tóc toàn thể có thể xuất hiện ở bất kỳ ai trong chúng ta. Tình trạng này gây ra nhiều vấn đề tâm lý như mặc cảm, tự ti, ngại tiếp xúc xã hội, khiến cho chất lượng cuộc sống bị suy giảm trầm trọng. Hãy cùng ECO Pharma tìm hiểu ngay sau đây.
Rụng tóc toàn thể hay còn gọi là rụng tóc toàn phần (alopecia totalis), đây là tình trạng rụng tóc mạn tính trên toàn bộ da đầu. Người bị rụng tóc có kết quả điều trị tốt nhất khi tình trạng này được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.
Rụng tóc toàn thể có thể gây ra rụng ở các vùng nang lông khác của cơ thể như rụng lông mày, lông mi, râu, lông tay, lông chân,… Điều này ảnh hưởng lớn đến vẻ bên ngoài, gây ra nhiều vấn đề tâm lý của người bệnh. [1]
Những người có nguy cơ cao bị rụng tóc toàn thể là:
Triệu chứng chính của rụng tóc toàn phần là rụng toàn bộ tóc trên đầu, nó có thể xuất hiện đột ngột và diễn tiến nhanh chóng. Tình trạng này thường bắt đầu dưới dạng rụng tóc từng vùng, ban đầu xuất hiện những mảng rụng tóc nhỏ, sau đó sẽ lan rộng cho đến khi toàn bộ đầu không còn tóc. Nếu bị rụng tóc toàn phần, bạn cũng có thể có móng tay giòn hơn bình thường.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến rụng tóc toàn thể như di truyền, bệnh lý, thiếu chất dinh dưỡng, mất cân bằng nội tiết tố,… [2]
Hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật nhưng đôi khi lại tấn công các mô khỏe mạnh. Nếu bạn mắc bất kỳ dạng rụng tóc nào, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các nang tóc, gây ra tình trạng viêm, dẫn đến rụng tóc.
Yếu tố di truyền và môi trường đều góp phần gây ra rụng tóc. Các nghiên cứu về những cặp song sinh cho thấy rằng rụng tóc có sự di truyền. Tiền sử gia đình rụng tóc từng vùng được tìm thấy ở khoảng 20% bệnh nhân mắc phải tình trạng này.
Ngoài ảnh hưởng di truyền, các yếu tố môi trường như bệnh tật, nhiễm trùng, thuốc và căng thẳng có thể góp phần làm bùng phát hoặc tái phát bệnh.
Các hormone tiết ra khi cơ thể bị stress gây ức chế quá trình phát triển bình thường của tóc. Vì vậy, bạn hãy cố gắng giảm thiểu stress bằng cách luyện tập thể dục, yoga, thiền và duy trì lối sinh hoạt điều độ và khoa học.
Ngoài ra, khi gặp căng thẳng, cơ thể sẽ tạo ra các gốc tự do gây độc khiến nang tóc không thể phát triển và rơi vào trạng thái nghỉ ngơi trước thời hạn, dẫn đến tình trạng tóc rụng nhiều hơn mức bình thường.
Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc như:
Các bệnh tuyến giáp gây ra sự mất cân bằng hormone trong cơ thể: Bệnh suy giáp làm giảm lượng hormone, tuyến giáp hoạt động kém; Bệnh cường giáp làm cơ thể sản xuất quá nhiều hormone, tuyến giáp hoạt động quá mức bình thường. Rụng tóc nhiều là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh lý về tuyến giáp. Khi lượng hormone tuyến giáp mất cân bằng sẽ khiến quá trình trao đổi chất gặp khó khăn, dẫn đến nhiều nang tóc không hoạt động, từ đó tóc mọc ít và thưa dần.
Nấm ký sinh và lây lan sẽ gây viêm da đầu và nhiễm trùng. Ở các mảng viêm, tóc sẽ bị rụng dẫn đến thưa yếu. Hói đầu có thể xảy ra nếu nấm tóc không được điều trị sớm.
Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng không rụng trứng hoặc ít rụng trứng và có nhiều nang trong buồng trứng. Ở hội chứng này cơ thể sản sinh ra quá nhiều nội tiết tố nam thay vì nội tiết tố nữ và gây ra tình trạng rụng tóc hàng loạt. Trong khi đó, lông ở mặt và những vị trí khác trên cơ thể lại mọc nhiều hơn mức cần thiết.
⇒ Bạn có thể tìm hiểu thêm chủ đề: Rụng tóc nhiều là bệnh gì? để biết thêm về 18 bệnh gây ra tình trạng rụng tóc.
Sự thiếu hụt dinh dưỡng có tác động xấu đến mái tóc. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ những dưỡng chất như protein, omega-3, vitamin E, B5, các khoáng chất kẽm, magie,… có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc toàn thể.
Nội tiết tố tác động trực tiếp đến sức khỏe, làn da, vóc dáng và cả mái tóc. Rối loạn nội tiết sẽ dẫn đến tóc yếu và dễ gãy rụng, đặc biệt là phụ nữ trong các giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, mang thai và cho con bú. Nam giới mất cân bằng nội tiết tố trong giai đoạn mãn dục cũng có thể dẫn đến rụng tóc nghiêm trọng.
Ngoài ra, thức khuya thường xuyên làm rối loạn nội tiết tố, gia tăng sự hình thành hormone dihydrotestosterone (DHT). Sự gia tăng hormone này là nguyên nhân trực tiếp của các tình trạng tóc gãy rụng.
Sở thích uốn nhuộm làm đẹp tóc có thể gây ra nhiều tác hại. Những hóa chất tạo màu, tạo kiểu và việc dùng máy sấy tóc ở nhiệt độ cao sẽ làm tóc mất đi những dưỡng chất cần thiết là keratin và lipid dẫn đến hư tổn, chẻ ngọn. Rụng tóc toàn thể có thể xảy ra nếu nang tóc teo dần và không thể mọc lại.
Rụng tóc là một loại rối loạn về da, vì vậy bạn cần gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra da đầu để xác định kiểu rụng tóc, sau đó bạn có thể cần thực hiện xét nghiệm để có thêm thông tin cần thiết cho việc chẩn đoán. Đó có thể là xét nghiệm sinh thiết da đầu, mẫu da được lấy ra khỏi da đầu và gửi đến phòng thí nghiệm.
Bác sĩ cũng có thể thực hiện xét nghiệm máu để giúp xác định bệnh tự miễn hoặc một vấn đề cơ bản giống chứng rụng tóc, chẳng hạn như rối loạn tuyến giáp.
Sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ rụng tóc, bác sĩ sẽ có phương án điều trị rụng tóc toàn thể.
Bác sĩ có thể kê toa corticoid để ức chế hệ thống miễn dịch, ngăn nó tấn công các mô khỏe mạnh. Kết quả là bạn sẽ cảm nhận được tóc của mình ít rụng hơn.
Steroid tại chỗ là phương pháp điều trị ban đầu cho người rụng tóc toàn thể. Phương pháp này thường được sử dụng nhiều nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi có biểu hiện bệnh nặng. Người bị rụng tóc nên điều trị bằng steroid bôi tại chỗ như dung dịch clobetasol 0,05%. Trẻ em có tiền sử rụng tóc dưới một năm có phản ứng tốt hơn so với những trẻ có thời gian mắc bệnh lâu hơn.
Steroid toàn thân là một liệu pháp điều trị ban đầu khác được sử dụng thường xuyên để kích thích mọc lại tóc với hiệu quả cao. Phương pháp tiêm bắp triamcinolone hàng tháng mang đến hiệu quả tốt nhất, tiếp theo là prednisone đường uống hoặc methylprednisolone dạng mạch.
Tác dụng phụ của việc điều trị bằng steroid toàn thân bao gồm tăng cân, mụn trứng cá, đau bụng kinh. Tình trạng rụng tóc toàn thể thường tái phát sau khi ngừng dùng thuốc.
Việc sử dụng liệu pháp miễn dịch tại chỗ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để cơ thể chống lại rụng tóc toàn thể. Nếu hiệu quả, liệu pháp này có thể kích thích nang tóc của bạn, giúp tóc mới mọc lên nhiều hơn.
DPCP là phương pháp điều trị tại chỗ được thiết kế để kích thích phản ứng dị ứng, có tác dụng làm tăng số lượng bạch cầu. Phản ứng này giúp kích thích nang tóc và thúc đẩy sự phát triển của tóc.
Phương pháp điều trị này làm tăng lưu thông máu đến nang tóc và kích thích mọc tóc. Tuy nhiên, nguy cơ rụng tóc vẫn có thể tái phát sau điều trị ngay cả khi tóc đã được điều trị mọc trở lại.
Tofacitinib là loại thuốc ban đầu được phát triển cho bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh vẩy nến. Sau những nghiên cứu, loại thuốc này cũng có nhiều tác dụng trong việc điều trị chứng rụng tóc, giúp tóc mọc lại nhiều đáng kể. Tuy nhiên, bạn có thể bị rụng tóc trở lại sau khi ngừng điều trị.
Người mắc chứng rụng tóc toàn thể thường bị rối loạn về tâm lý như mệt mỏi, trầm cảm, lo sợ,… Có mối liên quan giữa mức độ nặng của các rối loạn tâm lý với mức độ nặng của tình trạng rụng tóc.
Bạn có thể xây dựng những thói quen lành mạnh để ngăn ngừa tình trạng rụng tóc toàn thể:
Rụng tóc toàn thể sẽ được điều trị hiệu quả nếu được phát hiện và can thiệp sớm. Vì thế, nếu có các triệu chứng rụng tóc nhiều kéo dài trên 3 tuần không biến mất, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị phù hợp.