Rụng tóc nhiều diễn ra ở cả nam và nữ do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể ảnh hưởng đến ngoại hình và gây mất tự tin. Có những kiểu rụng tóc nào và nguyên nhân của nó là gì? Rụng tóc có thể phòng ngừa và điều trị được không?
Rụng tóc nhiều là tình trạng tóc rụng trên 100 sợi mỗi ngày, khiến cho tóc mỏng đi trong thời gian ngắn và có thể làm xuất hiện những mảng da đầu bị hói không có tóc. Thông thường, tóc sẽ rụng 20 – 40 sợi mỗi ngày và đây là một hiện tượng bình thường trong chu chu kỳ rụng – mọc của tóc, nên nếu tóc rụng nhiều hơn thì đây là báo hiệu cho các vấn đề về mái tóc.
Tóc là những sợi được làm từ một loại protein gọi là keratin. Keratin được sản xuất liên tục ở các nang tóc, các tế bào mới sinh ra sẽ đẩy tế bào cũ ra ngoài tạo thành những sợi tóc mà bạn nhìn thấy bằng mắt thường. Phần được nhìn thấy thực chất là những tế là chuỗi những tế bào đã chết.
Ở nang tóc có một bộ phận vô cùng quan trọng chính là tế bào mầm tóc, thực hiện nhiệm vụ di chuyển xuống nhú bì để hấp thụ chất dinh dưỡng, từ đó tăng sinh và biệt hóa thành một sợi tóc hoàn chỉnh. Sự khỏe mạnh của tế bào mầm tóc chính là yếu tố quyết định chất lượng của sợi tóc. [1]
Khoảng 90% tóc trên da đầu của một người luôn trong trạng thái đang phát triển và tóc có thể được đẩy ra khỏi da đầu với tốc tốc độ khoảng 12 – 18cm/năm. Nang tóc có chu kỳ sống riêng và tạo nên vòng đời của sợi tóc với 3 giai đoạn chính gồm:
Dưới tác động của tuổi tác, các bệnh lý, rối loạn nội tiết tố hay tổn thương ở tóc, tốc độ mọc tóc sẽ chậm lại.
Rụng tóc là tình trạng mất tóc trên da đầu với số lượng tóc rụng mỗi ngày trên 100 sợi tóc do giai đoạn mọc tóc bị rút ngắn khiến cho việc rụng tóc xảy ra nhanh hơn trong khi tóc mọc lại chậm hoặc không có khả năng mọc lại.
Tóc rụng nhiều có 2 dạng là diễn ra tạm thời hoặc vĩnh viễn và cũng có thể diễn ra dần dần theo thời gian hoặc tiến triển đột ngột. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này chính là rối loạn thần kinh nội tiết ảnh hưởng đến tế bào mầm tóc và dẫn đến những kiểu rụng tóc khác giữa nam và nữ.
Rụng tóc nhiều có thể diễn ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên, trong những trường hợp dưới đây thì nguy cơ rụng tóc của bạn sẽ tăng cao hơn so với những người khác:
⇒ Hãy xem thêm bài viết: Rụng tóc nhiều là bệnh gì? để biết thêm 18 bệnh có dấu hiệu rụng tóc bạn nhé.
Bạn có thể tham khảo một số hình ảnh về tình trạng rụng tóc ở nam và nữ dưới đây để nhận biết xem bản thân có đang bị rụng tóc nhiều hay không.
Hói đầu là tình trạng tế bào mầm tóc trong nang tóc bị tổn thương khiến lượng tóc rụng quá nhiều trong khi tóc mọc lại chậm hơn hoặc không thể mọc lại, làm xuất hiện những mảng da đầu trống, bóng và không nhìn thấy lỗ chân lông. Các mảng hói đầu có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên da đầu cùng một lúc và cũng có thể lan rộng ra theo thời gian.
Hói đầu thường diễn ra ở những người cao tuổi. Theo thống kê của Hiệp hội Rụng tóc Mỹ (American Hair Loss Association), có đến 85% nam giới trên 50 gặp tình trạng rụng tóc. Tuy nhiên, tình trạng này đang ngày càng được trẻ hóa và có thể xảy ra ở nam lẫn nữ nhưng vẫn phổ biến hơn ở nam giới.
Tìm hiểu thêm những thông tin về tình trạng hói đầu:
Nam giới bị hói đầu có đến 95% là do di truyền, còn lại do ảnh hưởng của một số yếu tố khác như bệnh lý da đầu, sử dụng bia rượu, thuốc lá, stress,… Nếu phát hiện trong gia đình có người có tiền sử hói đầu, bạn cần có biện pháp phòng tránh hiệu quả từ sớm.
Những kiểu hói đầu thường gặp ở nam giới là:
Ở nữ giới vẫn có tình trạng hói đầu nhưng sẽ có nhiều điểm khác biệt so với nam giới. Nó thường diễn ra do rối loạn nội tiết tố, các vấn đề về tâm lý, ăn uống thiếu chất do giảm cân hoặc do tạo kiểu thường xuyên.
Hói đầu ở nữ giới thường diễn ra theo một số dạng là:
⇒ Bạn có thể xem thêm: Rụng tóc nhiều ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến làm cho tế bào mầm tóc suy yếu và dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều:
Rối loạn thần kinh nội tiết là một trong những nguyên nhân khiến tóc gãy rụng hàng đầu và có cơ chế khác biệt giữa nam giới và nữ giới.
Trong trường hợp stress, căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol là chất để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, đây là là hormone có khả năng làm gián đoạn chu kỳ mọc tóc, khiến tóc dễ gãy rụng hơn. Ngoài ra, tóc bị rụng thường xuyên cũng có thể khiến cho bạn dễ căng thẳng và áp lực. [2]
Rụng tóc nhiều có khả năng di truyền, vì vậy bạn nên phòng ngừa từ sớm nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc phải tình trạng này. Ở nam giới, nguy cơ di truyền hói đầu từ bố cao đến 50%. Nếu cả bố và ông ngoại bị hói đầu, nguy cơ di truyền có thể lên đến 100%.
Việc sử dụng các loại thuốc như thuốc làm loãng máu, thuốc kiểm soát huyết áp, thuốc điều trị ung thư có thể gây ra tác dụng phụ làm tóc bị rụng. Bạn hãy liên hệ với bác sĩ điều trị nếu phát hiện tình trạng rụng tóc để được tư vấn đổi thuốc điều trị khác.
Sau khi sinh con, lượng estrogen sẽ giảm mạnh đồng thời cơ thể tiết ra prolactin – một hormone kích thích tuyến sữa. Quá trình này chính là nguyên nhân làm tóc gãy rụng nhiều và ồ ạt. Ngoài ra, việc chăm con có thể khiến phụ nữ bị áp lực, mệt mỏi, mất ngủ, tâm lý không ổn định,… làm cho rụng tóc nhiều hơn.
Bị bỏng hoặc chấn thương ở da đầu có thể làm tóc dễ gãy rụng, tuy nhiên nếu không có sẹo và chăm sóc tốt thì tóc vẫn có thể mọc lại như bình thường.
Telogen effluvium, hay rụng tóc Telogen, là tình trạng tóc bị rụng khắp da đầu. Nguyên nhân do có sự xáo trộn liên quan đến giai đoạn nghỉ Telogen trong chu kỳ mọc tóc, thường diễn ra với một số dạng như Telogen được giải phóng ngay lập tức, trì hoãn giải phóng Telogen,…
Nấm da đầu, hay còn gọi là bệnh hắc lào da đầu, là một bệnh về da gây ngứa, gàu, rụng tóc hàng loạt từng mảng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mái tóc. Nấm da đầu kéo dài có thể gây tổn thương da đầu nghiêm trọng.
Việc tác động quá mạnh lên tóc như giật tóc, kéo tóc, chà mạnh khi gội đầu hoặc buộc tóc quá chặt có thể làm tổn thương chân tóc khiến tóc bị gãy và rụng.
Nguồn nước ô nhiễm hoặc clo khử trùng ở bể bơi cũng có thể làm tóc gãy rụng.
Việc thường xuyên sử dụng hóa chất để uốn, nhuộm, duỗi tóc và sử dụng nhiệt từ máy kẹp, máy uốn tóc có thể làm tóc gãy rụng. Ngoài ra, dầu gội và sản phẩm chăm sóc tóc có chứa nhiều chất tẩy, cồn hoặc formaldehit cũng sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương tóc dẫn đến rụng tóc.
Chế độ ăn thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng cho tóc có thể gây rụng tóc nhiều. Tế bào mầm tóc tóc không nhận đủ dưỡng chất cần thiết tóc sẽ mọc chậm hoặc chân tóc yếu ớt. Vì vậy, bạn hãy bổ sung các dưỡng chất tốt cho tóc như biotin (vitamin B7), vitamin C, vitamin D, kẽm, sắt, protein,… để nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh.
Bạn nên hạn chế việc giảm cân khắc nghiệt vì nó có thể gây rụng hàng loạt.
Một số thói quen xấu trong sinh hoạt như để tóc ướt khi đi ngủ, đội mũ bảo hiểm; thức khuya là yếu tố có thể gây rụng tóc. Trong khi đó, thuốc lá và bia rượu làm giảm lưu lượng máu đến da đầu. Chu kỳ phục hồi của tóc sẽ bị suy yếu nếu máu vận chuyển dinh dưỡng đến da đầu kém.
Ngoài ra, tóc cũng có thể tổn thương nhiều hơn trong thời tiết khắc nghiệt. Vào mùa đông, tóc cần được cấp ẩm và bảo vệ kỹ để tránh gãy rụng.
Rụng tóc nhiều cũng có thể là biến chứng của một số bệnh lý như:
Bức xạ và hoá chất từ các phương pháp hóa trị, xạ trị trong điều trị ung thư thường gây rụng tóc hàng loạt. Sau khi kết thúc các liệu trình, tóc có thể mọc trở lại bình thường. Tuy nhiên, ở một số người lại không may mắn như vậy, tóc không mọc trở lại và tình trạng này được gọi là Anagen effluvium.
Bạn có thể biết được rụng tóc nhiều hay không qua các biểu hiện sau đây.
Giữa rụng tóc bệnh lý và rụng tóc sinh lý có nhiều đặc điểm khác biệt nhau.
Rụng tóc là tình trạng số lượng tóc rụng nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày, do các nguyên nhân khác nhau gây ra. Nó được phân loại thành những dạng chính dưới đây:
⇒ Xem thêm: Rụng tóc đồng xu là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?
Một số phương pháp có thể được áp dụng để tìm hiểu nguyên nhân gây nên hiện tượng bị rụng tóc nhiều là:
Dưới đây là một số phương pháp điều trị rụng tóc mà bạn có thể tham khảo. Lưu ý nên tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu trước khi thực hiện.
Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị là:
Một số loại mặt nạ ủ tóc từ thiên nhiên dùng tại nhà có thể cải thiện tình trạng rụng tóc nhiều.
Hiện nay, có nhiều sản phẩm trị rụng tóc và kích thích mọc tóc như dầu gội, kem ủ, serum, thuốc bôi, thuốc xịt, viên uống. Bạn nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên lành tính để hạn chế nguy cơ kích ứng da đầu. Ưu tiên những sản phẩm chứa dưỡng chất có thể hỗ trợ kích thích vào tế bào mầm tóc để cải thiện rụng tóc.
Cynatine – tinh chất cung cấp axit amin có tỉ lệ tương tự keratin – là một dưỡng chất có tác dụng nuôi dưỡng tóc từ bên trong. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các dưỡng chất giúp cân bằng thần kinh nội tiết để cải thiện rụng tóc do nội tiết tố với cơ chế khác biệt giữa nam giới và nữ giới. Các dưỡng chất mà bạn có thể bổ sung là Saw Palmetto, Eurycoma Longifolia (đối với nam giới) và Pumpkin Seed, Black cohosh, Horsetail, Hibiscus flower (đối với nữ giới).
⇒ Bạn có thể xem chi tiết về các cách trị rụng tóc hiệu quả ← tại đây.
Mặc dù chưa có dấu hiệu rụng tóc nhiều nhưng bạn vẫn nên phòng ngừa từ sớm. Bạn nên:
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự chắc khỏe của tóc. Vì thế, bạn hãy ghi nhớ những loại thực phẩm nên và không nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Bạn nên hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, nhiều gia vị; đồ ngọt, thực phẩm đóng hộp vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa, đường và chất bảo quản gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc.
Bạn nên hạn chế uống trà, cà phê đồ trước khi đi ngủ để tránh mất ngủ, khó ngủ gây rụng tóc nhiều.
Nếu bạn gặp phải tình trạng tóc rụng cùng với hạt trắng hình bầu dục mềm gắn với chân tóc, đó có thể triệu chứng của việc nang tóc bị viêm liên quan đến vi khuẩn, nấm. Bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra và điều trị.
Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc nhiều. Sắt là một thành phần quan trọng để tạo ra hồng cầu, giúp chúng mang oxy và dưỡng chất đến các tế bào trong cơ thể, bao gồm cả da đầu. Khi cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn đến rụng tóc.
Việc uốn và nhuộm tóc gây suy yếu tóc, làm chúng gãy rụng. Ngoài ra, các sản phẩm hóa chất có thể kích thích da đầu, gây dị ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của nang tóc. Do đó, bạn nên hạn chế tạo kiểu tóc.
Nhiều người có thể nhầm lẫn rằng tóc bị rụng nhiều là dấu hiệu của ung thư, tuy nhiên nó lại do tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
⇒ Mời bạn xem nhiều hơn về các vấn đề của tóc trong Danh mục bài viết Tóc – Móng
Rụng tóc nhiều có thể diễn ra khác nhau giữa nam và nữ. Tình trạng này cần được thăm khám để tránh bị hói đầu một phần hoặc hói đầu toàn bộ. Bạn nên chú ý ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng và uốn nhuộm tóc. Ngoài ra, bạn nên bổ sung các tinh chất hỗ trợ mọc tóc để da đầu được phủ tóc mới nhanh hơn. ECO Pharma cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.