Rụng tóc nhiều ở nữ có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong đời. Mái tóc thưa dần, nguy cơ xuất hiện mảng hói và vẻ ngoài kém thu hút là những gì bạn có thể gặp phải. Vậy nguyên nhân nào khiến phụ nữ bị rụng nhiều tóc? Có thể phòng ngừa được không? Bằng cách nào? Hãy cùng ECO Pharma tìm hiểu ngay sau đây.
Rụng tóc nhiều ở nữ là một phản ứng tự nhiên trước những tác động xấu từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Tóc có thể rụng từ 30-60 sợi mỗi ngày là điều bình thường. Tuy nhiên, tóc rụng trên 100 sợi mỗi ngày và không có dấu hiệu mọc trở lại, đó là dấu hiệu của bệnh lý và cần được điều trị sớm. [1]
Có ba mức độ rụng tóc thường gặp ở nữ giới:
Tóc trải qua ba chu kỳ phát triển như sau:
Có sáu loại tóc rụng ở nữ giới là:
Mái tóc của chúng ta luôn thay đổi, thông thường có khoảng 90% các sợi tóc đang trong giai đoạn tăng trưởng và 10% còn lại trong giai đoạn ngưng mọc và chờ rụng. Sau khoảng 3 -4 tháng, tóc ở giai đoạn chờ rụng sẽ rụng và các nang tóc mới bắt đầu mọc lên. [2]
Tuy nhiên, có nhiều lý do khác nhau khiến số lượng tóc cũ rụng liên tục nhưng không được thay thế bằng tóc mới.
Nữ giới có thể nhận gen hói đầu từ bố hoặc mẹ và rụng tóc có thể xảy ra từ cuối tuổi vị thành niên. Tình trạng rụng tóc xuất hiện càng sớm, mức độ ảnh hưởng sẽ càng nghiêm trọng hơn. Gen di truyền là một trong những nguyên nhân rụng tóc nhiều ở nữ.
Quá trình lão hóa làm hoạt động trao đổi chất của cơ thể có nhiều thay đổi. Trong đó, nội tiết tố nữ và hệ miễn dịch suy giảm là nguyên nhân chính khiến tóc yếu dần, dễ bị gãy rụng và bạc màu. Vì vậy, những người tuổi trung niên bắt đầu có tóc bạc, tóc rụng nhiều, mái tóc mỏng hơn lúc còn trẻ.
Có nhiều nguyên nhân đẩy nhanh quá trình lão hóa da đầu như tia cực tím, căng thẳng, ô nhiễm, hóa chất, dùng dầu gội chưa phù hợp, thói quen sinh hoạt không khoa học.
Phụ nữ thường bị rụng tóc nhiều trong giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh và mãn kinh. Đây là những giai đoạn ba loại nội tiết tố nữ là estrogen, progesterone và testosterone có sự thay đổi lớn. Nồng độ hormone tăng giảm thất thường là lý do gây ra bị rụng tóc nhiều ở nữ.
Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố cũng gây mất cân bằng hệ thần kinh nội tiết làm suy giảm các tế bào mầm tóc dẫn đến teo nang tóc, vòng đời của tóc bị phá vỡ.
Ngoài ra, một số trường hợp chị em dùng thuốc ngừa thai, mắc bệnh lý tuyến giáp, buồng trứng đa nang cũng có thể gây ra rụng tóc.
Tóc cần được nuôi dưỡng từ thức ăn hàng ngày, vì vậy nếu bạn giảm cân với chế độ ăn kiêng khắc nghiệt sẽ gây thiếu hụt protein, axit béo thiết yếu, kẽm, sắt và dẫn đến rụng tóc.
Một số trường hợp sau khi trải qua phẫu thuật nhiều giờ liền cũng có thể rụng tóc. Nguyên nhân là do người bệnh nằm trong thời gian kéo dài dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng da đầu và tóc sẽ bị rụng.
Tóc có thể mọc trở lại khi những bệnh nhân này bình phục sau phẫu thuật nhưng cần ít nhất 3 tháng.
Mang thai và sinh con có thể dẫn đến bị rụng tóc nhiều ở nữ. Phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sinh con có sự thay đổi nồng độ nội tiết tố lớn nên bị rụng tóc nhiều hơn. Tuy nhiên, chị em không nên quá lo lắng vì rụng tóc do thai kỳ thường không kéo dài quá 6 tháng. Tóc của bạn sẽ mọc lại ở tam cá nguyệt thứ ba hoặc sau sinh.
Thiếu máu là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ. Những mạch máu nằm dưới da đầu chứa khoảng 95% dưỡng chất để nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, đặc biệt là các tế bào mầm tóc. Vì thế, khi cơ thể bị thiếu máu, các tế bào này không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, trở nên yếu ớt và dễ gãy rụng hơn bình thường.
Thiếu ngủ có thể dẫn đến rụng tóc nhiều ở nữ. Đêm đến là thời gian các tế bào biểu bì phát triển hoặc tái tạo. Nếu bạn mất ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc sẽ dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi kéo dài và rụng tóc.
Ngoài ra, các gốc tự do sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn khi bạn thiếu ngủ. Nhiều tế bào bị tổn thương sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn, làm tóc bạc và rụng nhiều hơn.
Căng thẳng, áp lực gia tăng khi đời sống càng hiện đại. Phụ nữ ngày nay phải đối diện với stress, trầm cảm nhiều hơn, đặc biệt trong giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ. Đây cũng chính là nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ.
Khi căng thẳng, thần kinh nội tiết sẽ sinh ra chất P – là một chất dẫn truyền điều chỉnh đáp ứng của thần kinh với cơn đau và tâm trạng. Nó có tác dụng bảo vệ cơ thể nhưng lại gây hại cho các tế bào mầm tóc. Chất P được tiết ra càng nhiều, tóc càng suy yếu, rụng và bạc sớm.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể là nguyên nhân rụng tóc ở phụ nữ. Thuốc để điều trị nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, nhưng đôi khi có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc có thể góp phần làm tóc mọc quá mức, thay đổi màu sắc, kết cấu hoặc rụng.
Thuốc gây rụng tóc bằng cách can thiệp vào chu kỳ phát triển bình thường của tóc trên da đầu. Trong giai đoạn anagen kéo dài từ 2 đến 7 năm, tóc sẽ mọc lên. Trong giai đoạn telogen kéo dài khoảng ba tháng, tóc sẽ nghỉ ngơi. Khi kết thúc giai đoạn telogen, tóc rụng đi và được thay thế bằng tóc mới.
Thuốc có thể gây ra hai loại rụng tóc là telogen effluvium và anagen effluvium.
Các loại thuốc có thể gây rụng tóc như thuốc trị mụn có chứa vitamin A (retinoids), thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc chống đông máu, thuốc hạ cholesterol, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, thuốc điều trị ung thư vú và các bệnh ung thư khác, thuốc điều trị động kinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc điều trị bệnh Parkinson, Steroid, thuốc amoxifen ngăn chặn thụ thể estrogen để ngăn ngừa ung thư vú, thuốc tuyến giáp, thuốc giảm cân
Cơ thể mắc phải một số bệnh lý cũng là nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc ở phụ nữ, trong đó có bệnh tuyến giáp. Rối loạn trong sản xuất các loại hormone tuyến giáp gây ra suy giáp, cường giáp, bướu giáp và ung thư tuyến giáp.
Hormone tuyến giáp có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nang tóc, khi thiếu hoặc thừa hormone này sẽ dẫn đến:
Buồng trứng đa nang là một nguyên nhân thường xuyên khác của chứng rụng tóc nhiều ở nữ. Ít rụng trứng hoặc không rụng trứng và có nhiều nang trong buồng trứng làm rối loạn nội tiết tố của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Phụ nữ mắc phải tình trạng này có tóc mỏng, ngắn hơn, màu tóc cũng sáng hơn bình thường. Tóc rụng nhiều ở phần đỉnh đầu nhưng thường không dẫn đến hói hoàn toàn như rụng tóc ở nam.
Hóa trị, xạ trị trong điều trị ung thư thường gây tác dụng phụ, là nguyên nhân gây ra rụng tóc ở nữ.
Trên da đầu, các tế bào của nang lông thường xuyên phân chia để hình thành và phát triển tóc. Hoạt động này tương tự với các tế bào trong khối ung thư nên gây nhầm lẫn cho thuốc hóa trị. Thuốc hóa trị không thể phân biệt được tế bào lành (tế bào của nang lông) và đâu là tế bào bệnh (tế bào của khối u) nên tác động lên hầu hết các tế bào đang phân chia, hậu quả là tóc bị rụng nhiều.
Tạo kiểu tóc thường xuyên có thể dẫn đến rụng tóc nhiều ở nữ. Nhuộm màu và tạo kiểu làm hư tổn tế bào mầm tóc do tác động của nhiều loại hóa chất và nhiệt độ. Các loại hóa chất trong thuốc nhuộm tóc làm khô da đầu và gây rụng tóc như than đá, phthalates, chemical dyes, para-phenylenediamine (PPD)…
Thói quen chăm sóc tóc bằng các sản phẩm như dầu xả, kem ủ nguồn gốc hoá học và hấp dưỡng tóc dưới máy ủ nhiệt có thể gây hại cho tóc.
Ngoài ra, nếu bạn chải tóc quá nhiều lần trong ngày, sử dụng lược răng dày, buộc tóc quá chặt, không chải đầu sau khi gội để tóc rối, dùng máy sấy làm khô tóc, ngủ khi tóc còn ướt, gội đầu hàng ngày hoặc cả tuần mới gội… cũng là nguyên nhân gây ra rụng tóc ở nữ.
Những phụ nữ có nguy cơ cao bị rụng tóc nhiều là:
Chị em có thể lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp sau đây để giảm rụng tóc:
Minoxidil là thuốc dạng xịt được dùng điều trị rụng tóc mức độ trung bình ở người trưởng thành. Thuốc này có khả năng thúc đẩy mọc tóc thông qua kéo dài giai đoạn tăng trưởng, rút ngắn giai đoạn thoái hóa và giúp giãn nở nang tóc đã bị thu gọn.
Spironolactone là thuốc giúp nang tóc dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh hơn, cải thiện tình trạng nang tóc teo nhỏ, giảm tóc gãy rụng và kích thích mọc tóc cho nữ giới.
Cấy tóc là một thủ thuật y khoa giúp lông hoặc tóc mọc tại vùng da trước đó không có lông, tóc. Thủ thuật cấy tóc tự thân có hiệu quả tốt nhất so với các thủ thuật cấy tóc khác. Bản chất của cấy tóc tự thân là phân bố lại vị trí lông tóc trên cơ thể, nghĩa là bác sĩ sẽ di chuyển nang tóc khỏe mạnh từ vị trí này đến vị trí khác.
Đây là phương pháp tiêm máu tự thân giàu tiểu cầu vào da đầu để giúp tóc mọc tự nhiên, kích thích các tế bào gốc nang tóc phát triển. Máu giàu tiểu cầu sẽ tác động giúp nang tóc ngưng hoạt động chuyển sang nang tóc hoạt động.
Phương pháp này thực hiện gồm ba bước:
Ánh sáng laser giúp kích thích phần nang tóc, phục hồi chu kỳ phát triển tự nhiên của tóc. Laser chỉ kích thích những nang tóc còn lại trên da đầu nhưng không có tác dụng đối với nang tóc đã mất. Phương pháp này có hiệu quả khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người.
Chị em nên thay đổi các thói quen xấu sau đây để hạn chế gây rụng nhiều tóc:
Bạn có thể thực hiện những phương pháp tại nhà để khắc phục tình trạng rụng tóc nhiều.
Bồ kết chứa nhiều thành phần có lợi cho mái tóc như saponaretin, vitexin, homeorientin, luteolin và orienti. Trong đó, saponaretin là một chất có khả năng tạo bọt, tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và làm sạch da đầu, đặc biệt tốt cho bệnh nấm da đầu. Ngoài ra, saponaretin còn có tác dụng giảm rụng tóc và ngăn ngừa gàu hiệu quả.
Những động tác massage sẽ làm ấm da đầu, kích thích giãn nở các mạch máu, giúp tăng cường máu lên não làm giảm rụng tóc. Đặc biệt, nếu bạn kiên trì massage đều đặn có thể kích thích sự tăng trưởng của tóc, khắc phục tình trạng rụng tóc nhiều.
Dầu dừa có nhiều tác dụng rất tốt cho mái tóc, tuy nhiên nếu sử dụng sai cách có thể khiến tóc bết dính, sinh gàu và rụng tóc. Bạn nên dùng dầu dừa nguyên chất cho vào chai xịt và xịt nhẹ nhàng vào chân tóc. Sau đó, bạn massage nhẹ nhàng khoảng 15 phút và gội đầu lại với dầu gội.
Ủ tóc bằng trứng gà là một trong những cách hiệu quả giúp khắc phục rụng tóc nhiều ở nữ. Trong lòng đỏ trứng gà chứa các chất sắt, kẽm, mangan, vitamin A, vitamin E, vitamin C và vitamin B1 có tác dụng làm giảm mức độ hư tổn của tóc, hạn chế tình trạng chẻ ngọn. Các dưỡng chất này cũng thấm sâu vào da đầu, kích thích mọc tóc.
Mái tóc tạo nên sự cuốn hút của phái nữ, vì thế chị em nên giữ cho mái tóc dày và khỏe mạnh bằng cách bảo vệ và nuôi dưỡng nó hàng ngày.
Thật khó để giữ cho cuộc sống trôi qua êm đềm mà không có phiền muộn. Nhưng bạn có thể học cách làm cho mỗi ngày trở nên dễ chịu hơn nhờ thực hành tâm buông xả, thiền định, yoga; tập thể dục; thư giãn với tinh dầu, âm nhạc; thưởng thức trà và đọc sách; dành thời gian trò chuyện với gia đình, bạn bè hoặc tham gia các sinh hoạt cộng đồng.
Hãy chia nhỏ những bữa ăn của bạn để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, bạn nên chú trọng các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau xanh, củ quả, các loại hạt giàu vitamin nhóm B, E tốt cho tóc như khoai lang, bơ, dầu dừa, dầu oliu.
Bạn nên hạn chế những thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ và những loại thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp có nhiều chất bảo quản.
Bạn cần hạn chế làm đẹp tóc bằng hóa chất và nhiệt độ như nhuộm, uốn, duỗi tóc; thay vào đó, nên cắt tỉa tóc thường xuyên để loại bỏ phần tóc khô, chẻ ngọn và kích thích tóc mọc dài.
Khi các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, vi khuẩn và nấm sẽ phát triển mạnh. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ hoặc đi ngủ khi tóc còn ướt, da đầu dễ nhiễm nấm và các bệnh ngoài da dẫn đến rụng tóc. Bạn nên gội đầu ít nhất 3 lần mỗi tuần để ngăn ngừa các bệnh ngoài da.
Tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ cần xác định rõ nguyên nhân mới có phương án điều trị hiệu quả. Những nguyên nhân do thói quen có thể dễ dàng cải thiện; nguyên nhân do nội tiết tố và bệnh lý cần được xem xét điều trị bằng y tế. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị nếu bạn bị rụng tóc nhiều quá một tháng.