Da là cơ quan lớn nhất và bao phủ toàn bộ bề mặt bên ngoài của cơ thể. Cấu tạo của da được hình thành từ một mạng lưới phức tạp đóng vai trò như lớp hàng rào đầu tiên giúp cơ thể chống lại mầm bệnh, tia UV, hóa chất và chấn thương cơ học. Bài viết này Ecopharma sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin quan trọng về cấu trúc của da, chức năng, chu kỳ tái tạo của da,… để bạn hiểu rõ và có biện pháp đúng đắn bảo vệ làn da của mình.
Cấu trúc da là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau từ protein liên kết như sợi đàn hồi, hệ thống mạch máu, thần kinh, đến các tuyến và chất keo giữa các tế bào. Đây chính là khung cấu trúc bảo vệ và kết nối các tế bào trên thượng bì và trung bì của làn da.
Tuy nhiên, theo thời gian, sự liên kết giữa các yếu tố bắt đầu mất đi sự chắc chắn, dẫn đến tình trạng da mỏng dần đi và trở nên lỏng lẻo hơn. Đồng thời, quá trình nuôi dưỡng và thúc đẩy tái tạo cũng chậm lại do sự suy thoái của hệ thống mạch máu.
Sự suy giảm cấu trúc của da không chỉ gây ra những thay đổi về hình dáng mà còn khiến da trở nên nhạy cảm hơn. Sự thay đổi này không chỉ là dấu hiệu của quá trình lão hóa mà còn là nguyên nhân gây ra các vấn đề về da như khô, ngứa và bong tróc. Thế nên, khi hiểu rõ về cấu tạo của da và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe làn da bạn sẽ có thể chọn lựa các phương pháp chăm sóc da phù hợp, biết cách bảo dưỡng da luôn trong trạng thái tốt nhất.
Cấu tạo da gồm 3 tầng chính là tầng biểu bì, tầng bì là một mô liên kết sợi và tầng hạ bì là một mô liên kết mỡ. Mỗi tầng gồm nhiều lớp cấu thành. (1)
Tầng biểu bì, còn được gọi là thượng bì, có độ dày tùy thuộc vào vị trí trên cơ thể. Vùng da mí mắt mỏng nhất, chỉ khoảng nửa milimet, còn lòng bàn tay và lòng bàn chân có lớp da dày nhất, có thể đến 1,5 milimet. Rất nhiều tình trạng và rối loạn da có thể ảnh hưởng đến lớp biểu bì, bao gồm mụn, nhọt, gàu, chàm và các loại khối u ác tính.
Lớp biểu bì gồm 5 lớp riêng biệt:
Lớp ngoài cùng của biểu bì, có nhiệm vụ giúp da giữ được độ ẩm và ngăn chặn các chất không mong muốn xâm nhập vào cơ thể. Lớp sừng bao gồm các tế bào sừng đã chết và được dát mỏng, chúng sẽ bị loại bỏ khoảng bốn tuần một lần. Ngoài ra, tế bào sừng tạo ra keratin, một loại protein dạng sợi cung cấp cấu trúc cho da, tóc và móng.
Đây là một lớp đặc biệt chỉ có ở những phần da dày hơn như lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ở những vùng da mỏng hơn, chức năng của lớp sáng được tích hợp vào các lớp khác.
Lớp sáng có các chức năng như làm căng da, chứa loại protein giúp tế bào da thoái hóa, bảo vệ lòng bàn tay và lòng bàn chân có ma sát, giúp da không thấm nước. Lớp này cũng được tạo ra từ các tế bào sừng đã chết, tế bào dẹt và không còn nhân.
Trong cấu tạo của da, lớp hạt chứa các tế bào sừng đang dần được đẩy lên bề mặt da. Trong quá trình di chuyển qua lớp này, các tế bào bắt đầu mất đi cấu trúc và đặc tính, dần trở thành các tế bào sừng đã chết ở các lớp ngoài cùng. Đặc biệt, lớp da này chứa lipid giúp tạo nên hàng rào chống thấm nước, ngăn cơ thể mất nước qua da.
Lớp gai, hay còn được gọi là lớp tế bào vảy, là phần dày nhất của lớp biểu bì. Nó chứa các tế bào sừng mới hình thành và tế bào Langerhans giúp chống nhiễm trùng. Đây cũng là rào cản chính ngăn cản sự xâm nhập của các chất lạ từ môi trường vào cơ thể.
Lớp đáy, hay lớp tế bào đáy, nằm ở vị trí dưới cùng của lớp biểu bì, chứa một số loại tế bào quan trọng chẳng hạn như melanocytes, loại tế bào tạo ra sắc tố mang lại màu sắc cho da và tế bào merkel, loại tế bào có khả năng cảm nhận các kích thích và gửi tín hiệu thần kinh lên não.
Tầng bì, chứa mô liên kết, mao mạch, đầu dây thần kinh và nang lông. Nó cũng chứa các tuyến chức năng khác như tuyến bã nhờn (sản xuất bã nhờn, dầu tự nhiên của cơ thể) và tuyến apocrine (sản xuất mồ hôi).
Một số tình trạng và rối loạn ảnh hưởng đến lớp hạ bì trong cấu tạo da gồm:
Tầng bì được chia thành hai phần:
Về thành phần cấu tạo, ngoài thành phần sợi và tế bào kể trên, tầng bì còn có các chất cơ bản nằm giữa các tế bào sợi và các cấu trúc khác của bì, mạch máu, mạch bạch huyết và thần kinh
Trong cấu tạo của da, đây là lớp trong cùng. Phần lớn nó được tạo thành từ mỡ, mô liên kết, các mạch máu lớn và dây thần kinh. Chức năng của mô mỡ này bao gồm việc bảo vệ bạn khỏi những thay đổi nhiệt độ và bảo vệ các cơ bắp cũng như các cơ quan nội tạng khỏi các va chạm và tác động mạnh.
Lớp mô dưới da có các chức năng sau đây:
Một số tình trạng có thể ảnh hưởng đến lớp mô dưới da bao gồm viêm mô mỡ, bệnh sacoit, lở loét, hạ thân nhiệt, bỏng cấp độ ba, và khối u.
>>> Xem thêm: Những cách làm trắng da mặt tự nhiên tại nhà
Làn da của chúng ta có cấu tạo phức tạp để đảm nhận các chức năng vô cùng quan trọng của cơ thể.
Cấu tạo da người đóng vai trò như một hàng rào giúp cơ thể chống lại các tác nhân xấu từ bên ngoài và bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể như hệ thống thần kinh, mạch máu, cơ, xương và các cơ quan nội tạng. Đồng thời, lớp biểu bì liên tục đổi mới, bổ sung và loại bỏ hàng chục nghìn tế bào chết mỗi ngày để bảo vệ cơ thể khỏi các áp lực, tác động hoặc chấn thương khi có tác động cơ học, vật lý vào da. Điều này được thể hiện thông qua sự lành thương ở da.
Thân nhiệt là một yếu tố quan trọng cho sự sống còn và hoạt động hiệu quả của cơ thể. Cấu trúc da đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định thông qua một số cơ chế sau:
Bởi vì trong cấu tạo của da chứa các thụ thể đặc biệt nhạy cảm với áp lực, va chạm, nhiệt độ và chuyển động. Các thụ thể này sẽ kết hợp cùng với các dây thần kinh liên quan, cung cấp khả năng cảm nhận các kích thích như đau, áp lực, nhiệt độ (lạnh, nóng), và các tác động khác.
Khi da nhận được tín hiệu sẽ gửi thông tin lên não thông qua dây thần kinh, cho phép chúng ta cảm nhận các kích thích từ môi trường xung quanh. Chức năng tiếp nhận cảm giác của da giúp chúng ta tương tác với thế giới xung quanh, cung cấp các thông tin quan trọng để tránh các tình huống đe dọa, giúp chúng ta trải nghiệm và thưởng thức cuộc sống xung quanh mình.
Một chức năng quan trọng nhất của da đối với nội tiết là sản xuất vitamin D. Khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ sản xuất vitamin D3 (hay còn gọi là cholecalciferol) thông qua một phản ứng hóa học xảy ra trong lớp đáy và lớp gai của biểu bì.
Cholecalciferol sau đó được chuyển hóa trong gan và thận thành dạng hoạt động của vitamin D, hay calcitriol. Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi và photpho từ đường tiêu hóa, điều này là quan trọng cho việc duy trì sức khỏe xương và răng.
Cấu tạo của da đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Cả hai tầng biểu bì và bì cùng chứa các tế bào tham gia vào các phản ứng miễn dịch, bao gồm tế bào sừng, tế bào Langerhans, tế bào lympho và đại thực bào.
Tế bào sừng và tế bào Langerhans có chức năng điều hòa miễn dịch và kích hoạt các tế bào miễn dịch khác. Trong khi tế bào lympho và đại thực bào nhận nhiệm vụ nhận dạng và tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus hay các chất khác lạ để bảo vệ cơ thể.
Ngoài các chức năng chính như trên, làn da còn có cấu tạo đặc biệt để đảm nhận các chức năng sau đây:
>>> Xem thêm: Cách làm mặt nạ trứng gà để dưỡng da
Sau khi đã tìm hiểu về cấu tạo của da, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các dưỡng chất tự nhiên có khả năng dưỡng ẩm và bảo vệ cấu trúc da.
Các chất dưỡng ẩm tự nhiên, đặc biệt là nước, có vai trò vô cùng quan trọng đối với cấu trúc da. Các dưỡng chất này không chỉ tạo ra lớp bảo vệ phía ngoài cùng mà còn là yếu tố củng cố liên kết cấu trúc da, tạo điều kiện ổn định cho da hoạt động và tái tạo:
Những chất này thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng da, kem chống nắng, sữa rửa mặt, và các sản phẩm khác để giúp bảo vệ, dưỡng ẩm, và cung cấp chất dinh dưỡng cho da.
Có nhiều loại vitamin khác nhau đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của da. Dưới đây là một số vitamin quan trọng nhất:
Để có làn da khỏe mạnh, củng cố cấu trúc da đặc biệt là sau khi đã đặt ra lịch trình chăm sóc da, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống, đảm bảo bổ sung đầy đủ các vitamin này qua thực phẩm.
Quá trình tái tạo da diễn ra qua hai giai đoạn như sau:
Tốc độ của quá trình tái tạo da có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm độ tuổi, tình trạng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng. Đối với da lão hóa quá trình tái tạo sẽ càng chậm lại. Điều này dẫn đến sự mất độ đàn hồi và xuất hiện nếp nhăn, cũng như tăng rủi ro bị mụn do tế bào chết không được loại bỏ kịp thời.
Dựa vào cấu trúc và chức năng của da, ta có thể thấy rằng da đóng vai trò quan trọng vô cùng trong cơ thể. Một làn da khỏe mạnh, mềm mịn, đều màu không chỉ thể hiện sự khỏe mạnh của chính làn da mà còn phản ánh sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Tuy nhiên, da cũng dễ bị tổn thương và những tổn thương này thường xuất hiện dưới dạng:
Tuy nhiên, cấu tạo da tự nhiên đều có cơ chế tự tái tạo và phục hồi. Tại lớp đáy, sẽ diễn ra sự phân chia liên tục của tế bào, giúp tái tạo biểu bì nhanh chóng. Nếu cơ thể xảy ra tổn thương ở lớp thượng bì của cấu trúc da, những tổn thương này có thể phục hồi mà không để lại sẹo. Trường hợp tổn thương đến lớp bì, ảnh hưởng đến màng đáy thì có thể hình thành sẹo.
Quá trình lành thương da sẽ diễn ra theo các giai đoạn như sau:
Có một sự thật không thể phủ nhận là càng lớn tuổi da chúng ta sẽ càng mất nhiều collagen và elastin. Điều này làm cho lớp giữa của da (lớp bì) trở nên mỏng hơn. Kết quả là da có thể chảy xệ và hình thành các nếp nhăn.
Mặc dù bạn không thể ngăn chặn quá trình lão hóa, nhưng những hành động dưới đây có thể giúp duy trì sức sống và bảo vệ làn da khỏe mạnh hơn:
Nội dung trên đã cung cấp các thông tin về da là gì cũng như cấu tạo của da, hy vọng bạn đã có cái nhìn sâu sắc hơn về tầm quan trọng của làn da đối với sức khỏe của chính mình. Da không chỉ là cơ quan bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài, mà còn tham gia vào nhiều quá trình sinh lý quan trọng khác như điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, cảm giác, hấp thụ vitamin D từ ánh sáng mặt trời và phản ánh tình trạng sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Ghi chú 1: Yousef, H. (2022, November 14). Anatomy, skin (Integument), epidermis. StatPearls – NCBI Bookshelf. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470464/
Ghi chú 2: Wikipedia contributors. (2023, October 11). Hyaluronic acid. Wikipedia. https://en.wikipedia.org/wiki/Hyaluronic_acid
Ghi chú 3: Wikipedia contributors. (2023b, October 16). Propylene glycol. Wikipedia. https://en.wikipedia.org/wiki/Propylene_glycol