Có nhiều loại tật khúc xạ khác nhau nhưng chúng đều có điểm tương đồng là làm giảm thị lực và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng khác.
Tật khúc xạ là tình trạng ánh sáng phản chiếu của vật từ bên ngoài khi đi vào mắt không thể hội tụ đúng trên võng mạc khiến cho chúng ta không thể nhìn rõ được vật.
Đối với mắt bình thường, ánh sáng bên ngoài đi vào nhãn cầu sẽ được hội tụ đúng trên võng mạc nhờ vào khả năng thay đổi hình dạng của thủy tinh thể. Tuy nhiên, thủy tinh thể của người lớn tuổi không còn khả năng điều tiết tốt được như những người trẻ.
Có nhiều loại tật khúc xạ khác nhau nhưng biểu hiện chung là đều nhìn không rõ, hay bị nhức mỏi, thường xuyên nheo mắt, có thể bị nhìn đôi,… Những điều này ảnh hưởng lớn đến học tập, công việc, sinh hoạt và chất lượng sống. (1)
Tìm hiểu thêm: Tật khúc xạ trẻ em là gì?
Có bốn bệnh khúc xạ thường gặp ở mắt đó chính là cận thị, loạn thị, viễn thị và lão thị.
Đối với người mắc bệnh cận thị, ánh sáng phản chiếu của vật đi vào mắt có điểm hội tụ ở phía trước võng mạc. Điều này khiến cho người cận thị chỉ nhìn rõ vật ở khoảng cách gần, nhưng khi quan sát vật ở xa thì cho ra những hình ảnh mờ nên khó nhận biết.
Cận thị rất thường gặp ở học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng do phải đọc sách, sử dụng điện thoại, tiếp xúc với màn hình máy vi tính thường xuyên.
Người mắc bệnh loạn thị, ánh sáng phản chiếu của vật đi vào mắt có điểm hội tụ ở trước, ở sau hoặc nửa trước, nửa sau võng mạc. Tia sáng hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc như vậy khiến cho người loạn thị nhìn bị mờ và luôn có cảm giác hoa mắt.
Người loạn thị có mắt nhìn mờ ở mọi khoảng cách, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu thì khả năng nhìn càng khó khăn hơn. Thông thường loạn thị sẽ đi kèm với viễn thị hoặc cận thị.
Đối với tật viễn thị, ánh sáng phản chiếu của vật đi vào mắt có điểm hội tụ ở phía sau võng mạc làm cho người bệnh chỉ nhìn rõ vật ở khoảng cách xa còn ở khoảng cách gần thì không nhìn rõ.
Viễn thị có thể xảy ra ở mọi độ tuổi trong cả hai giới. Một số trường hợp trẻ em sinh ra đã mắc phải tật viễn thị nhưng khi trưởng thành viễn thị có thể tự biến mất. (2)
Lão thị là tình trạng mắt nhìn thấy rõ vật ở xa nhưng lại khó khăn khi nhìn vật ở gần. Đây là bệnh khúc xạ có biểu hiện giống với viễn thị nhưng khác nhau ở nguyên nhân. Thủy tinh thể ở mắt bị lão thị không thể điều tiết được bình thường như lúc trẻ.
Lão thị là một tình trạng lão hóa tự nhiên của cơ thể, các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện rõ ràng hơn ở tuổi 40 trở lên.
Xem thêm: Tật khúc xạ bẩm sinh: Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến khúc xạ mắt như:
Mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mạnh, hoặc tia hàn xì kim loại cũng có nguy cơ mắc các tật khúc xạ.
Suy giảm thị lực là dấu hiệu đặc trưng nhất của tất cả các tật khúc xạ mắt. Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể còn bao gồm:
Một số dấu hiệu xuất hiện khi mắt bị cận thị là:
Một số dấu hiệu xuất hiện khi mắt bị loạn thị là:
Một số dấu hiệu xuất hiện khi mắt bị viễn thị như sau:
Một số dấu hiệu xuất hiện khi mắt bị lão thị là:
Mắt nhìn mờ ở khoảng cách gần là dấu hiệu tương đồng và đặc trưng của những người bị viễn thị hoặc lão thị. Tuy nhiên cần lưu ý rằng lão thị xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Khi thủy tinh thể xơ cứng và khó thay đổi hình dạng, khả năng điều tiết sẽ kém hơn.
Người bị lão thị gặp rất nhiều trở ngại khi muốn quan sát rõ một vật trong những điều kiện thiếu ánh sáng như ban đêm. Khi càng cố gắng quan sát thì mắt phải điều tiết càng nhiều, dẫn đến những triệu chứng khác như đau nhức mắt, đau đầu,…
Tật khúc xạ ở mức độ nhẹ gây suy giảm thị lực nhẹ, chỉ cần đeo kính đúng loại và đúng độ là có thể nhìn rõ. Tuy nhiên, nếu ở mức độ nặng, nó có thể gây giảm sút hiệu quả công việc, học tập.
Thị lực quá kém đi kèm với các triệu chứng khác, người bệnh dễ gặp nguy hiểm khi tham gia giao thông, nguy cơ vấp ngã gây ra các chấn thương cũng có thể xuất hiện trong đời sống hàng ngày. Một trong các biến chứng nghiêm trọng nhất của tật khúc xạ mắt là nhược thị, mắt lé, bong võng mạc và xuất huyết dịch kính.
Bất cứ ai cũng có khả năng mắc tật khúc xạ. Nhưng học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng là những người có nguy cơ mắc cao hơn do tính chất công việc, học tập. Trong khi những người trên 40 tuổi thường cảm nhận rõ hơn về các triệu chứng của lão thị do quá trình lão hoá tự nhiên.
Các tật khúc xạ có yếu tố di truyền. Nghiên cứu cho thấy nếu cả bố và mẹ đều cận thị thì khả năng 33 – 60% con cái cũng bị cận; chỉ bố hoặc mẹ cận thị thì nguy cơ này là 23 – 40% ở con cái. Ngoài ra, loạn thị và viễn thị cũng có tính chất di truyền. Do đó, nếu trong gia đình có bố và mẹ; bố hoặc mẹ bị tật khúc xạ, các phụ huynh nên chủ động tầm soát dị tật mắt cho trẻ và tiếp tục theo dõi, cho con đi khám mắt định kỳ tiếp theo hằng năm.
Những yếu tố từ môi trường tác động đến mắt của chúng ta mỗi ngày, nếu không có biện pháp bảo vệ, mắt rất dễ bị tổn thương bởi khói bụi, ánh sáng mạnh, hóa chất độc hại. Điều này có thể gây ra các tật khúc xạ mắt. Việc đeo kính râm sẽ giúp bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ánh sáng mặt trời khi bạn đi ra ngoài.
Ngoài ra, ánh sáng xanh cũng gây ra nhiều tác hại cho mắt. Đây là loại ánh sáng có bước sóng ngắn, xuất hiện trong nguồn sáng tự nhiên và nhân tạo, đặc biệt là từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy vi tính, tivi… Ánh sáng xanh có thể gây ra các vấn đề về mắt như mỏi mắt, khô mắt, viêm giác mạc, thoái hóa điểm vàng và cận thị.
Để giúp mắt sáng khỏe và ngăn ngừa các loại tật khúc xạ, bạn nên thực hiện những điều sau:
Bạn đừng đợi đến khi mắt mờ, nhức mỏi, tầm nhìn đôi, chảy nước mắt sống mới đi khám mắt; hãy chủ động thăm khám định kỳ giúp phát hiện sớm các tật khúc xạ. Những bệnh lý như đục thuỷ tinh thể nếu phát hiện muộn nguy cơ mù loà sẽ rất cao vì khó chữa trị.
Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường là có thể dẫn đến mù lòa. Thế nên, cần điều trị tốt tiểu đường để bảo vệ mắt khỏi nguy cơ suy giảm hoặc mất thị lực.
Bệnh tăng huyết áp võng mạc có thể dẫn đến các mạch máu bị vỡ gây xuất huyết trong mắt. Mắt có thể bị mờ hoặc mù vĩnh viễn nếu không được điều trị.
Mắt rất cần có những quãng nghỉ ngơi sau mỗi vài giờ làm việc để thư giãn. Vì vậy, bạn nên đứng dậy đi lại, hoặc rời mắt khỏi màn hình máy vi tính; dùng thuốc nhỏ dưỡng mắt; nhắm mắt; nhìn gần – xa; massage nhẹ nhàng giúp mắt thư giãn và tăng cường lưu thông máu.
Tia cực tím của ánh sáng mặt trời có tác động xấu đến kết mạc, mi mắt, võng mạc, thủy tinh thể. Vì vậy, trong trường hợp bắt buộc phải đi ra ngoài hoặc làm việc dưới ánh nắng chói, bạn nên che dù, đội nón, đội mũ rộng vành, đeo kính râm.
Một số tác động xấu ánh nắng mặt trời có thể gây ra cho mắt như:
Nhiều người trẻ có thói quen sinh hoạt vào ban đêm dẫn đến ban ngày thiếu ngủ, mắt thâm quầng mệt mỏi, thị lực suy giảm. Bạn cần thay đổi thói quen xấu, đi ngủ trước 11 giờ đêm, ngủ đủ giấc 7-8 tiếng để bảo vệ mắt.
Chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt có ảnh hưởng tích cực tới thị lực. Để có đôi mắt sáng khỏe, bạn nên lựa chọn các loại rau cải xanh, các loại trái cây màu đỏ vì chúng chứa nhiều vitamin A, C và khoáng chất thiết yếu tốt cho mắt. Bạn có thể bổ sung một số thực phẩm sau trong thực đơn của mình:
Chất methanol có trong rượu bia có thể gia tăng nguy cơ các bệnh về mắt như mất phản xạ đồng tử, khô rát mắt, củng mạc vàng, xuất huyết trong mắt. Những người uống nhiều rượu bia thường có mắt đỏ vì những thức uống này làm cho các mạch máu trong mắt giãn nở nhiều hơn.
Những hoạt động vui chơi thể thao rất tốt cho sức khỏe và cải thiện cả tâm trạng. Hoạt động thể chất giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tăng cường sự dẻo dai, máu lưu thông tốt hơn đến mắt để nuôi dưỡng mắt khỏe mạnh. Bạn nên tập chung vào các môn thể thao tăng cường phản xạ mắt như cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền.
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các bài tập mắt, hoặc massage mắt hàng ngày để giúp tăng cường thị lực.
Tật khúc xạ là nguyên nhân gây suy giảm thị lực ở rất nhiều người hiện nay. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.