Giấc ngủ là một nhu cầu thiết yếu của con người, kể cả với người trẻ. Giấc ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng và ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, hệ miễn dịch, hệ thống nội tiết cùng nhiều chức năng khác. Tuy nhiên, không ít người trẻ gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ làm ảnh hưởng công việc và cuộc sống.
Vậy rối loạn giấc ngủ ở người trẻ là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục rối loạn giấc ngủ ở người trẻ ra sao? Hãy cùng ECO Pharma tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ: Nguyên nhân và cách khắc phục
Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì?
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ là tình trạng giấc ngủ bị gián đoạn hoặc không đủ chất lượng, dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Rối loạn giấc ngủ có thể do nhiều nguyên nhân bao gồm bệnh lý, lịch sử dùng thuốc, thói quen sinh hoạt và tâm lý.
Theo Hiệp hội Rối loạn giấc ngủ Hoa Kỳ, có hơn 100 loại rối loạn giấc ngủ, được phân loại dựa trên nguyên nhân, triệu chứng và tác động của rối loạn lên sức khỏe. (1)
Có nhiều loại rối loạn giấc ngủ khác nhau, chúng có thể được chia thành bốn nhóm chính.
1. Mất ngủ kéo dài
Mất ngủ kéo dài hay còn gọi là mất ngủ mãn tính, xảy ra từ 3 đêm trở lên trong một tuần, kéo dài hơn 3 tháng và không thể giải thích đầy đủ bởi một vấn đề sức khỏe khác.
2. Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là tình trạng phổ biến, xảy ra khi hơi thở của người bệnh bị gián đoạn hoặc ngừng lại nhiều lần trong khi ngủ. Điều này có thể khiến cơ thể người bệnh bị thiếu oxy.
Có hai loại ngưng thở khi ngủ:
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSAS): Xảy ra khi đường thở trên của người bệnh bị tắc nghẽn nhiều lần trong khi ngủ, làm giảm hoặc ngừng hoàn toàn luồng không khí. Bất cứ điều gì có thể thu hẹp đường thở của người bệnh, chẳng hạn như béo phì, amidan lớn hoặc thay đổi nồng độ hormone, đều có thể làm tăng nguy cơ mắc OSAS.
Ngưng thở khi ngủ trung ương (CSA): Xảy ra khi não của người bệnh không gửi tín hiệu cần thiết để thở. Các tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến cách não kiểm soát đường thở và cơ ngực có thể gây ra CSA.
3. Rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ (SRMD)
Rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ là một nhóm các tình trạng gây ra các cử động bất thường hoặc khó chịu trong khi ngủ. Các rối loạn này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và dẫn đến các triệu chứng khác, chẳng hạn như mệt mỏi, khó tập trung và đau đầu.
Các loại rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ:
Hội chứng chân bồn chồn: là tình trạng khó chịu, bồn chồn ở chân, thường khiến người bệnh phải cử động chân liên tục.
Hội chứng rối loạn vận động chân tay khi ngủ: là tình trạng cử động chân tay bất thường trong khi ngủ.
Rối loạn hành vi giấc ngủ REM: là các cử động cơ thể không kiểm soát được trong khi ngủ như đánh, đá hoặc la hét.
Rối loạn giấc ngủ liên quan đến các rối loạn vận động chậm: là một nhóm các cử động cơ thể bất thường trong khi ngủ như co giật cơ, giật mắt hoặc run.
4. Rối loạn nhịp sinh học
Đây là rối loạn giấc ngủ liên quan đến sự mất cân bằng chu kỳ sinh học của cơ thể, khiến cho giờ đi ngủ và thức dậy không phù hợp với môi trường xung quanh. Ví dụ chứng mất ngủ do thay đổi múi giờ, chứng mất ngủ do làm việc ca đêm hay chứng ngủ quá nhiều vào cuối tuần.
Rối loạn giấc ngủ này có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng người trẻ có xu hướng mắc phải nhiều hơn do nhiều yếu tố khác nhau.
Chứng ngưng thở khi ngủ – một trong những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ
Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ thường gặp
Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ có thể khác nhau tùy thuộc vào loại mà người bệnh mắc phải. Tuy nhiên, có một số triệu chứng chung thường gặp hơn. (2)
Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ: Người bệnh thường mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ hoặc loay hoay không thể ngủ được; cảm thấy lo lắng, căng thẳng, hay bị phiền nhiễu bởi các yếu tố bên ngoài như: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ.
Ngủ chập chờn, không ngon giấc: Người bệnh thường không có một giấc ngủ sâu và liên tục, có thể bị thức dậy nhiều lần trong đêm hoặc có những cơn ngáy, co giật và mộng du; cũng không nhớ được những gì xảy ra trong khi ngủ.
Hay bị thức giấc giữa đêm: Người bệnh thường không thể duy trì một giấc ngủ kéo dài, bị thức giấc do các yếu tố bên ngoài hoặc do các vấn đề về sức khỏe như đau đầu, khó thở, tiểu đêm và có thể khó ngủ lại sau khi bị thức dậy.
Nhắm mắt nhưng không thể ngủ được: Người bệnh thường không có một giấc ngủ đủ và chất lượng, cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày, nhưng khi đến giờ đi ngủ lại không thể chìm vào giấc ngủ. Bạn có thể nhắm mắt và nghĩ về những điều khác nhau nhưng vẫn không thể ngủ được.
Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ là triệu chứng thường gặp của người bị rối loạn giấc ngủ
Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác của rối loạn giấc ngủ ở người trẻ như:
Ngủ quá nhiều: Người bệnh cảm thấy buồn ngủ quá mức và khó tỉnh dậy vào buổi sáng; ngủ đến mức quên báo thức hoặc cần nhiều hơn một báo thức để dậy, cảm thấy buồn ngủ và muốn ngủ lại vào ban ngày.
Ngủ không đều: Người bệnh không có một lịch trình đi ngủ và thức dậy ổn định; đi ngủ và dậy vào các giờ khác nhau trong tuần hoặc vào cuối tuần. Những người này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau như làm việc ca đêm, du lịch qua các múi giờ khác nhau hoặc sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
Nói trong lúc ngủ: Người mắc chứng rối loạn giấc ngủ thường có những âm thanh, từ ngữ, hoặc câu nói không rõ ràng trong khi ngủ; có thể nói về những điều mình đang mơ hoặc những điều đang nghĩ. Người bệnh cũng có thể không nhớ được những gì đã nói khi thức dậy.
Mộng du: Người bệnh thường có những hành động bất thường trong khi ngủ như đi lại, mở cửa, bật đèn hoặc làm những việc khác; không biết mình đang làm gì hoặc không nhận ra môi trường xung quanh.
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ lối sống, tâm lý, đến sức khỏe. Có một số nguyên nhân phổ biến gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ. (3)
1. Căng thẳng, stress
Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ. Những người thường phải đối mặt với nhiều áp lực trong học tập, công việc và các mối quan hệ (gia đình, bạn bè, tình cảm).
Những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, sợ hãi, tức giận, buồn bã, hay trầm cảm có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và hệ thần kinh giao cảm, khiến cho cơ thể không thể thư giãn và đi vào giấc ngủ.
2. Lạm dụng các thiết bị điện tử
Lạm dụng các thiết bị điện tử là một nguyên nhân khác gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ. Giới trẻ thường dành nhiều thời gian để sử dụng điện thoại, máy tính, tivi, nhưng sử dụng các thiết bị này quá nhiều hoặc quá gần giờ đi ngủ có thể gây ra khó ngủ và mất ngủ.
Ánh sáng xanh từ màn hình điện tử có thể ức chế sự sản sinh melanin – một hormone quan trọng trong việc điều chỉnh chu kỳ sinh học của cơ thể. Melatonin giúp cơ thể biết khi nào nên đi ngủ và khi nào nên thức dậy. Khi bị ức chế, melatonin sẽ làm cơ thể khó ngủ vào ban đêm và buồn ngủ vào ban ngày.
Ánh sáng xanh từ màn hình điện tử có thể làm ức chế sự sản sinh melanin gây rối loạn giấc ngủ
4. Thói quen uống trà, cà phê vào buổi tối
Thói quen uống trà, cà phê buổi tối để tỉnh táo khi làm việc, học tập, hoặc giải trí là một nguyên nhân khác gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ. Tuy nhiên, việc uống lạm dụng các loại đồ uống này gần giờ đi ngủ có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho giấc ngủ. Bởi vì chúng chứa caffeine – một chất kích thích có thể làm tăng hoạt động của não bộ và hệ thần kinh giao cảm khiến cho cơ thể không thể thư giãn và đi vào giấc ngủ.
Caffeine cũng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, làm cho bạn không có được giấc ngủ sâu và liên tục. Việc uống caffeine trong vòng 6 tiếng trước khi đi ngủ có thể làm giảm thời gian ngủ khoảng một giờ.
5. Nghiện rượu
Nghiện rượu cũng được liệt kê vào nhóm nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ. Những người thường xuyên dùng rượu để giải tỏa căng thẳng, thư giãn tinh thần, hoặc giao lưu với người khác sẽ có những triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Ngoài ra, rượu làm ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh tự chủ, khiến cho cơ thể không thể duy trì một giấc ngủ sâu và liên tục. Rượu cũng có thể làm giảm sự sản sinh của melatonin – hormone điều chỉnh chu kỳ sinh học của cơ thể.
6. Thói quen ăn tối gần giờ đi ngủ và ăn quá no
Đây là một nguyên nhân khác gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ. Ngày nay, mọi người ăn tối muộn do lịch trình bận rộn, ăn quá no do thèm ăn hoặc muốn bổ sung năng lượng. Nhưng ăn uống vào ban đêm gây ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ.
Thói quen ăn đêm hoặc ăn quá no gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa, làm cơ thể tăng nhiệt, khó đi vào giấc ngủ. Chứng đầy hơi, ợ chua, đau dạ dày từ thói quen ăn uống này cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ.
Ngoài ra, việc quản lý thời gian không khoa học, thường xuyên thức khuya làm việc và ngủ ngày cũng có thể gây mất cân bằng chu kỳ sinh học của cơ thể. Chu kỳ sinh học là một chu kỳ khoảng 24 giờ điều chỉnh các hoạt động sinh lý và hành vi của cơ thể theo sự thay đổi của ánh sáng và bóng tối. Chu kỳ này giúp cơ thể biết khi nào nên ngủ và khi nào cần thức. Khi nó bị rối loạn, cơ thể sẽ không biết được giờ đi ngủ và giờ thức dậy phù hợp.
Thói quen ăn uống quá no trước giờ ngủ làm tăng gánh nặng cho quá trình tiêu hóa, nóng trong, khiến cho bạn khó đi vào giấc ngủ
Chứng ngưng thở khi ngủ: Nguyên nhân có thể do hẹp đường thở trên, hoặc do não bộ không gửi tín hiệu cho cơ hô hấp.
Bệnh trầm cảm: Đó là một chứng rối loạn tâm thần phổ biến làm cho bạn cảm thấy buồn bã, chán nản và mất hứng thú với cuộc sống. Nguyên nhân có thể do di truyền, môi trường, hoặc các yếu tố khác.
Các bệnh lý thần kinh: Những người mắc các bệnh lý về thần kinh như động kinh, Parkinson, Alzheimer do di truyền, chấn thương hoặc nhiễm trùng có thể gây rối loạn giấc ngủ.
Nghẹt mũi do viêm mũi, xoang, cảm cúm: Là những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên. Nguyên nhân có thể do dị ứng, nhiễm khuẩn, nấm, virus cúm. Các bệnh lý này làm cho người bệnh khó thở qua mũi và gián đoạn giấc ngủ.
8. Sử dụng một số thuốc điều trị bệnh
Một số loại thuốc có thể làm thay đổi sự cân bằng của giấc ngủ bằng cách tác động lên các chất dẫn truyền thần kinh gây mất ngủ hoặc gián tiếp làm rối loạn giấc ngủ ở người trẻ.
Nhóm chất kích thích (methylphenidate, dextroamphetamine): Nó thúc đẩy sự tỉnh táo bằng cách ngăn chặn sự tái hấp thu và tăng giải phóng dopamine, norepinephrine và serotonin trong hệ thần kinh trung ương. Dopamine làm chậm thời gian chìm vào giấc ngủ, giảm tổng thời gian ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ. Thuốc còn có tác dụng phụ nguy hiểm đối với hệ tim mạch, bao gồm tăng huyết áp và nhịp tim, đôi khi gây ảo giác, hoang tưởng.
Modafinil và Armodafinil: Loại thuốc mới được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt để điều trị chứng ngủ rũ và người bị rối loạn giấc ngủ do thay đổi công việc. Modafinil và armodafinil tác động lên các chất dẫn truyền dopamine và noradrenergic của hệ thần kinh trung ương. Các thụ thể dopamin D1 và D2 gây ra sự tỉnh táo trong chứng ngủ rũ. Thuốc còn gây ra tác dụng phụ như nhức đầu, mất ngủ.
Theophylin: Nó là thuốc giãn phế quản thường được sử dụng để điều trị hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Theophylline ức chế thụ thể adenosine, có thể tạo ra sự tỉnh táo và bồn chồn. Việc sử dụng theophylline vào ban đêm làm chậm quá trình khởi phát giấc ngủ, tăng số lần thức giấc trong đêm, giảm tổng thời gian ngủ trong khoảng 1 giờ. Khi dùng ban ngày, theophylline cũng giúp tỉnh táo.
Thuốc chẹn beta: Một số thuốc chẹn beta như propranolol và pindolol làm tăng tỷ lệ gặp ác mộng, ảo giác và mất ngủ. Cơ chế gây rối loạn giấc ngủ của thuốc chẹn beta được cho là do giải phóng melatonin ở hệ thần kinh trung ương.
Corticosteroid: Prednisone, methylprednisolone, dexamethasone là các dẫn xuất trong corticosteroid gây rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ là tác dụng phụ thường gặp ở bệnh nhân dùng nhóm thuốc này. Dexamethasone làm tăng thời gian thức giấc sau khi ngủ và giảm thời gian ngủ. Ngoài ra, dexamethasone còn được cho là làm giảm chất lượng giấc ngủ và gây ảnh hưởng đến trí nhớ.
Một số loại thuốc có thể làm thay đổi sự cân bằng của giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ có nguy hiểm không?
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ không chỉ làm giảm chất lượng sống mà còn gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe và hiệu suất làm việc, học tập.
Một số nguy hiểm của rối loạn giấc ngủ ở người trẻ là:
Gây rối loạn sức khỏe tâm thần: Rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm xúc và nhận thức. Bạn có thể cảm thấy buồn chán, kém tập trung, hay quên; có thể mắc các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, lo âu, tăng động giảm chú ý, thậm chí tấn công người khác.
Gây rối loạn sức khỏe thể chất: Hệ tim mạch, tiêu hóa, miễn dịch dễ bị ảnh hưởng xấu từ rối loạn giấc ngủ. Bạn có thể mắc các bệnh lý cao huyết áp, tiểu đường, béo phì hoặc suy giảm hệ miễn dịch nếu mất ngủ kéo dài.
Gây tai nạn và chấn thương: Khi bị rối loạn giấc ngủ, người trẻ sẽ kém tỉnh táo, dễ gặp nguy hiểm lúc lái xe, điều khiển máy móc hoặc làm các công việc đòi hỏi sự minh mẫn và phản xạ cao. Đầu óc không tỉnh táo gây ra tai nạn và chấn thương, mất tập trung hoặc mất kiểm soát.
Vì vậy, rối loạn giấc ngủ ở người trẻ là một chứng bệnh nguy hiểm, cần được chú ý và điều trị kịp thời.
Cách khắc phục rối loạn giấc ngủ ở người trẻ
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ có thể được điều trị theo hai hướng: do lối sống và do tâm lý. Một số cách có thể giúp khắc phục chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ. (4)
1. Điều trị rối loạn giấc ngủ do lối sống
Điều trị rối loạn giấc ngủ do lối sống là việc thay đổi các thói quen và hoạt động hàng ngày của người trẻ để cải thiện giấc ngủ.
1.1 Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên
Có nhiều loại thảo dược tự nhiên có thể giúp điều trị rối loạn giấc ngủ ở người trẻ như:
Tâm sen: Hoạt chất alkaloid trong tâm sen tác dụng an thần, thanh tâm, giải nhiệt và ngủ ngon. Tâm sen còn có khả năng bổ tim, mát gan, lợi tiểu và kiểm soát huyết áp.
Trinh nữ: Là một loại thảo dược chứa các alkaloid có tác dụng an thần, giảm đau và co cơ; flavonoid c-glycoside có hiệu quả trong việc chống oxy hóa và bảo vệ thần kinh. Việc sử dụng cây trinh nữ dạng trà để uống sẽ giúp người bệnh ngủ ngon và giảm âu lo.
Hoa cúc: Nhiều người dùng trà hoa cúc để cải thiện giấc ngủ. Trong hoa cúc chứa các apigenin có tác dụng làm dịu thần kinh, giảm lo lắng, căng thẳng và dễ ngủ. Apigenin liên kết với các thụ thể trong não có chức năng điều tiết trạng thái thức tỉnh và ngủ. Ngoài ra, trong hoa cúc còn chứa các bisabolol cũng có khả năng ức chế sự phóng thích của cortisol, một loại hormone gây căng thẳng và ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ. Cuối cùng là các chamazulene trong hoa cúc có khả năng ức chế sự phóng thích của histamine, một loại chất gây ngứa và khó ngủ.
Lúa mạch: Là một loại thảo dược có tác dụng bổ sung magie, kali và canxi, những khoáng chất cần thiết cho sự thư giãn của cơ bắp và hệ thần kinh. Lúa mạch còn có khả năng giảm cholesterol, huyết áp và đường huyết. Nó thường được sử dụng dưới dạng ngũ cốc, bột hoặc nước ép để điều trị chứng mất ngủ.
Dùng trà hoa cúc để làm dịu thần kinh, giảm lo lắng, căng thẳng và dễ ngủ
1.2 Tập yoga, thiền cải thiện rối loạn giấc ngủ
Yoga – thiền là các bài tập giúp giảm căng thẳng, thư giãn cơ thể, tinh thần và tạo điều kiện cho việc đi vào giấc ngủ dễ dàng. Bạn Có thể tập yoga và thiền vào buổi sáng hoặc buổi tối, trong khoảng 15 – 30 phút để điều trị rối loạn giấc ngủ ở người trẻ.
Các bài tập yoga giúp ngủ ngon:
Động tác chào mặt trời (Surya Namaskar): Là một bài tập yoga kết hợp nhiều động tác khác nhau giúp tăng cường sức khỏe toàn diện, kích hoạt các cơ quan nội tạng và cân bằng năng lượng trong cơ thể.
Động tác chữ V ngược (Adho Mukha Svanasana): Động tác yoga giúp kéo dãn cơ lưng, cổ, vai, chân và cải thiện tuần hoàn máu đến não bộ. Bạn có thể thực hiện bài tập này vào buổi tối để giải tỏa căng thẳng và chuẩn bị cho giấc ngủ.
Động tác nằm ôm đầu gối (Apanasana): Động tác yoga này giúp thư giãn cơ bụng, lưng, hông và kích thích các cơ quan tiêu hóa; có thể thực hiện bài tập này vào buổi tối để giúp tiêu hóa và ngủ ngon.
Động tác chào mặt trời giúp tăng cường sức khỏe toàn diện, kích hoạt các cơ quan nội tạng
Các bài tập thiền giúp ngủ ngon:
Thiền theo hơi thở (Anapanasati): Là một bài tập thiền dựa trên việc quan sát hơi thở của mình. Bạn có thể thực hiện bài tập này bằng cách ngồi thoải mái, nhắm mắt và chú ý đến sự vào ra của hơi thở qua mũi; cố gắng không để ý đến những suy nghĩ hoặc cảm xúc khác.
Thiền theo âm thanh (Nada Yoga): Là một bài tập thiền dựa trên việc lắng nghe các âm thanh xung quanh hoặc trong cơ thể. Bạn thực hiện bài tập bằng cách ngồi thoải mái và nhắm mắt; sau đó, tập trung chú ý đến các âm thanh mà bạn có thể nghe được như tiếng gió, tiếng chim, tiếng tim đập.
Thiền theo hình ảnh (Vipassana): Dựa trên việc quan sát các hình ảnh trong tâm trí. Bạn ngồi vào tư thế thoải mái và nhắm mắt; sau đó, chú ý đến các hình ảnh mà bạn có thể nhìn thấy trong tâm trí như một bông hoa, một ngọn núi, một khuôn mặt; cố gắng không để ý đến những suy nghĩ hay cảm xúc khác.
1.3 Thuốc và các loại sản phẩm hỗ trợ
Ngoài việc sử dụng các loại thảo dược có tác dụng an thần và ngủ ngon. Bạn cũng có thể dùng thêm những tinh chất từ thảo dược tự nhiên có chiết xuất Blueberry và chiết xuất Ginkgo Biloba để cải thiện tuần hoàn não, chống oxy hóa và bảo vệ thần kinh. Những tinh chất này có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý mạch máu não, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, Alzheimer, v.v.
2. Điều trị rối loạn giấc ngủ do tâm lý
Có một số cách điều trị rối loạn giấc ngủ do tâm lý bạn có thể áp dụng.
2.1. Liệu pháp hành vi
Phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ bằng cách thay đổi hành vi và thái độ của người bệnh đối với giấc ngủ. Có nhiều kỹ thuật trong liệu pháp hành vi, như kỹ năng thức dậy, kỹ thuật hạn chế giấc ngủ, kỹ thuật thay đổi thái độ.
Những kỹ năng này cụ thể như sau:
Kỹ thuật thức dậy: Bạn cần ý thức rằng khi đã leo lên giường là chỉ có quan hệ tình dục và ngủ; không nên có các hoạt động khác như xem tivi, điện thoại… Sau 15 – 20 không thể đi vào giấc ngủ, bạn nên ra khỏi giường, thực hiện vài hoạt động nhẹ nhàng cho đến khi cảm thấy buồn ngủ.
Kỹ thuật hạn chế giấc ngủ: Là kỹ thuật giúp người bệnh tăng hiệu quả của giấc ngủ bằng cách hạn chế thời gian ở trên giường. Bạn chỉ nên ở trên giường trong khoảng thời gian bằng với tổng thời gian ngủ ở người trẻ trong một đêm. Ví dụ, nếu bạn ngủ được 6 tiếng trong một đêm 8 tiếng, bạn chỉ nên ở trên giường trong 6 tiếng.
Kỹ thuật thay đổi thái độ: Là kỹ thuật giúp bạn thay đổi những suy nghĩ và quan điểm tiêu cực về giấc ngủ. Bạn có thể ghi nhật ký về những suy nghĩ và cảm xúc liên quan đến giấc ngủ, sau đó tìm cách thay thế chúng bằng những suy nghĩ và quan điểm tích cực hơn.
2.2. Liệu pháp ánh sáng
Bằng cách sử dụng ánh sáng để điều chỉnh chu kỳ sinh học của cơ thể. Bạn sử dụng một thiết bị phát ra ánh sáng mạnh, tương đương với ánh sáng tự nhiên để tiếp xúc với mắt của mình vào các thời điểm nhất định trong ngày.
2.3. Liệu pháp âm thanh
Phương pháp này điều trị rối loạn giấc ngủ ở người trẻ bằng cách sử dụng âm thanh để kích thích não bộ và tạo ra những cảm xúc tích cực. Bạn có thể sử dụng các loại âm thanh như âm nhạc, tiếng sóng biển, tiếng mưa hoặc các âm thanh khác để giúp thư giãn và ngủ ngon.
2.4. Liệu pháp mùi hương
Bằng cách sử dụng mùi hương để kích thích các giác quan và thư giãn tinh thần, nó có thể cải thiện giấc ngủ. Bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu hoặc nến có mùi hương từ các loại hoa, cây để giúp thư giãn và ngủ ngon. Những mùi hương như: oải hương, cam, quế, hoa lài, gỗ hồng, ngọc lan tây… chứa các terpenoid, dihydroxybenzoic, flavonoid, liriodenine, terpenes có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu, điều hòa nhịp tim, an thần, giảm cảm xúc tiêu cực.
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ là một vấn đề nghiêm trọng, cần được quan tâm và giải quyết. Mọi người cần có ý thức và trách nhiệm với giấc ngủ của mình; bạn nên tìm đến sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, hoặc chuyên gia. Chỉ có vậy, bạn mới có được một giấc ngủ đủ và chất lượng, để tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
Đánh giá bài viết
Cập nhật lần cuối: 09:05 28/11/2023
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo
Wilbanks, J. (2021, December 3). Learn about Sleep Disorders – Sleep Education by AASM. Retrieved from https://sleepeducation.org/sleep-disorders/
Weber, B. (2023, September 29). What are the symptoms of a sleep disorder? Retrieved from https://www.medicalnewstoday.com/articles/sleep-disorder-signs
Peters, B., MD. (2023, August 13). Sleep disorders. Retrieved from https://www.verywellhealth.com/overview-of-common-sleep-disorders-3014775
Holder, S. (n.d.). Common Sleep Disorders in Adults: Diagnosis and management. Retrieved from https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2022/0400/p397.html