Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý về gan phổ biến nhất hiện nay do lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh. Rất nhiều người mắc phải căn bệnh này nhưng chưa được điều trị vì không nhận biết được các triệu chứng của gan nhiễm mỡ. Triệu chứng gan nhiễm mỡ ra sao và đâu là những hiểu hiện cho thấy mức độ nguy hiểm của nó? Cùng ECO Pharma tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Triệu chứng gan nhiễm mỡ thường gặp
Gan nhiễm mỡ có thể được chia thành hai loại: gan nhiễm mỡ không do rượu và gan nhiễm mỡ do rượu. Cả hai đều có các triệu chứng tương tự nhau.
1. Triệu chứng gan nhiễm mỡ không do rượu
Gan nhiễm mỡ không do rượu có thể được phân thành hai giai đoạn: gan nhiễm mỡ không do rượu đơn thuần và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu .
Nếu bị gan nhiễm mỡ không do rượu, bạn có thể có các biểu hiệu như:(1)
Mệt mỏi
Đau vùng bụng phải trên
Vàng da
Mức cholesterol máu cao
Triệu chứng của viêm gan nhiễm mỡ không do rượu giống như gan nhiễm mỡ do rượu, nhưng sẽ có thêm các biểu hiện:
Suy giảm chức năng gan
Dễ chảy máu
Ngứa da
Tích nước trong bụng
Phù chân
Rối loạn nhận thức
Ngứa da là một trong những dấu hiệu gan nhiễm mỡ
2. Triệu chứng gan nhiễm mỡ do rượu
Triệu chứng của gan nhiễm mỡ do rượu có thể bao gồm:(2)
2.1 Mệt mỏi
Một trong những biểu hiện gan nhiễm mỡ phổ biến là cảm giác mệt mỏi, kiệt sức do gan không thể xử lý hiệu quả các chất thải trong cơ thể, sinh ra sự tích tụ. Thêm vào đó, người bệnh sẽ có cảm giác đau hoặc căng tức ở vùng bụng phía trên bên phải vì đây là vị trí của gan trong cơ thể.
2.2 Ngứa
Nhiều người bị ngứa da và mặt khi bị gan nhiễm mỡ nhưng không rõ nguồn cơn. Nguyên nhân gây ngứa da là do dư thừa muối mật trong cơ thể. Tình trạng ngứa sẽ nặng hơn khi bạn gãi càng nhiều. Những vết đỏ và sần ở da cũng có thể xuất hiện do chức năng đào thải của gan suy giảm khiến chất độc của rượu bị tích tụ dưới da gây nóng và ngứa.
2.3 Thay đổi màu nước tiểu
Thay đổi màu nước tiểu có thể là dấu hiệu của triệu chứng gan nhiễm mỡ. Nước tiểu thường có màu vàng nhạt nhưng ở những người có vấn đề về gan lại sẫm màu bất thường, ngay cả khi uống đủ nước hàng ngày. Đây là biểu hiện cho thấy quá trình loại bỏ chất thải của gan đang diễn ra chậm chạp.
2.4 Vàng da
Một dấu hiệu gan nhiễm mỡ khác là vàng da và lòng trắng của mắt có màu vàng do dịch mật bị tụ ở gan không đến được tá tràng, gây ra sự tắc nghẽn. Các triệu chứng vàng da thường xuất hiện ở mắt và mặt trước khi lan sang phần còn lại của cơ thể.
2.5 Mức cholesterol cao
Một trong những biểu hiện gan nhiễm mỡ gan là tăng cholesterol trong máu. Mức cholesterol lý tưởng nằm trong khoảng từ 140 đến 200 mg/dl, nhưng nếu chức năng gan bị suy giảm, quá trình điều hòa lipid và trao đổi chất sẽ bị rối loạn hay còn gọi là rối loạn lipid máu. Điều này sẽ làm tăng cholesterol trong máu.
Ngoài ra, khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ, chức năng sản xuất apoprotein của gan sẽ bị hạn chế khiến chất béo vào gan nhiều hơn. Điều này cũng làm cho bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng nặng hơn.
2.6 Béo phì
Béo phì cũng thường đi kèm với gan nhiễm mỡ. Sự tích tụ mỡ ở vùng bụng và cơ không thể chuyển hóa hết dẫn đến tình trạng béo phì, tăng các nguy cơ về sức khỏe.
2.7 Tăng cân
Nếu mắc bệnh gan nhiễm mỡ, chức năng gan sẽ suy giảm. Gan không thể xử lý lượng chất béo và đường dư thừa gây ra tích tụ mỡ. Điều này sẽ dẫn đến tăng cân và đó có thể là một biểu hiệu không đặc trưng của bệnh lý này.
Việc phát hiện những dấu hiệu gan nhiễm mỡ có thể giúp bạn đưa ra quyết định hợp lý cho sức khỏe của mình. Vì vậy, đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào, bạn hãy tìm kiếm sự hỗ trợ, tư vấn từ bác sĩ khi cần thiết.
Biểu hiện gan nhiễm mỡ là tăng cholesterol trong máu
Một số lý do vì sao bạn bị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chúng đều liên quan đến việc cơ thể không thể xử lý và loại bỏ được mỡ dư thừa trong gan.
Một số yếu tố có thể gây ra hoặc tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm:
Béo phì: Béo phì là một trong những nguyên nhân của gan nhiễm mỡ. Khi béo phì, cơ thể của bạn sẽ tích trữ quá nhiều mỡ trong các mô và cơ quan, bao gồm có gan. Điều này làm cho gan không thể hoạt động hiệu quả và gây ra viêm làm cho gan bị tổn thương.
Tiểu đường: Tiểu đường là một tình trạng cơ thể không thể duy trì mức đường huyết ổn định và sử dụng hoặc lưu trữ glucose (đường) một cách hợp lý. Khi điều này xảy ra, cơ thể sẽ phải chuyển glucose thành mỡ và lưu trữ trong gan, khiến gan không thể giải phóng glucose lúc cần thiết, gây ra suy giảm chức năng gan.
Cao huyết áp: Cao huyết áp là tình trạng áp lực của máu lên các thành mạch cao hơn bình thường. Bệnh cao huyết áp làm máu chảy qua gan với áp lực cao hơn, gây tổn thương các mạch máu tại đây. Lúc này, lượng máu và oxy cung cấp cho gan sẽ bị giảm, gây ra viêm và sẹo gan.
Cholesterol tăng cao: Tăng cholesterol là tình trạng có quá nhiều cholesterol (một loại chất béo) trong máu. Cholesterol cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu dư thừa chất này nó sẽ được chuyển đến gan để xử lý và loại bỏ. Tuy nhiên, nếu gan không thể làm được điều này, cholesterol sẽ tích tụ trong gan và gây ra viêm.
Dinh dưỡng kém: Là khi cơ thể bị thiếu hoặc mất cân bằng chất dinh dưỡng thiết yếu. Cơ thể thiếu các vitamin, khoáng chất, protein và chất xơ quan trọng, làm cho gan không thể thực hiện được các chức năng cơ bản của nó như giải độc, chuyển hóa và lưu trữ các chất dinh dưỡng.
Di truyền: Di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bị gan nhiễm mỡ. Một số người có gen bẩm sinh dễ bị gan nhiễm mỡ hơn người khác. Gen này tác động đến cách cơ thể chuyển hóa mỡ hoặc sản xuất các enzyme liên quan đến gan.
Các bệnh gan khác: Các bệnh gan khác như viêm gan siêu vi (B, C) xơ gan, ung thư gan, men gan cao; hoặc các bệnh lý về mật như sỏi mật, viêm túi mật, viêm ống mật cũng có thể gây ra hoặc làm tăng nguy cơ bị gan nhiễm mỡ. Các bệnh này có thể gây ra viêm, nhiễm trùng, tắc nghẽn, tổn thương cho gan, làm giảm khả năng của gan trong việc xử lý và loại bỏ mỡ.
Nguyên nhân khiến bạn bị gan nhiễm mỡ
Bị gan nhiễm mỡ phải làm sao?
Nếu xuất hiện các triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ trên, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bác sĩ có thể dùng các phương pháp sau để chẩn đoán gan nhiễm mỡ, bao gồm:
Xét nghiệm máu: Để kiểm tra mức độ hoạt động của gan, tình trạng viêm, lượng cholesterol, glucose và triglyceride trong máu. Các chỉ số này có thể cho biết tình trạng của gan và nguy cơ bị gan nhiễm mỡ.
Siêu âm bụng: Có thể cho biết kích thước, hình dạng và cấu trúc của gan cũng như mức độ mỡ trong gan.
MRI: Là một kỹ thuật chẩn đoán bằng cách sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết của gan. Hình ảnh thu được có thể giúp bác sĩ xác định lượng mỡ trong gan và mức độ tổn thương của gan.
Sinh thiết gan: Trong trường hợp nghi ngờ ác tính, bác sĩ có thể tư vấn người bệnh thực hiện sinh thiết gan. Với phương pháp kiểm tra này, bác sĩ sẽ dùng kim sinh thiết chọc vào gan lấy ra một mẫu mô và xem dưới kính hiển vi, nhằm kiểm tra lượng mỡ trong gan, mức độ viêm và sẹo gan.
Nếu chẩn đoán xác định có gan nhiễm mỡ, tuỳ vào mức độ, giai đoạn của bệnh, bạn có thể được hướng dẫn điều trị bằng các biện pháp sau:
Chế độ ăn uống cân bằng: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc, chất xơ và protein; hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường, muối và chất bảo quản; uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và tránh hoàn toàn rượu, đồ uống có ga hoặc đồ uống có chứa caffeine.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho người gan nhiễm mỡ
Tập thể dục đều đặn: Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần để luyện tập các bài tập phù hợp với sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội hoặc các bài tập nhịp điệu. Tập thể dục có thể giúp bạn giảm cân, giảm mỡ trong gan, cải thiện chức năng gan, hạn chế các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ.
Giảm cân nếu cần thiết: Nếu béo phì hoặc thừa cân, bạn nên giảm cân để giảm áp lực lên gan và giảm sự tiến triển của gan nhiễm mỡ; nên giảm cân một cách khoa học và an toàn, tránh giảm cân quá nhanh hoặc sử dụng các loại thuốc giảm cân. Tốt hơn hết bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có kế hoạch giảm cân phù hợp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số phương pháp khác để hỗ trợ phòng ngừa các triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ như: bổ sung tinh chất thiên nhiên Wasabia japonica và S. Marianum. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, bộ đôi tinh chất này có thể giúp kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer, tăng cường quá trình giải độc, chống độc và hỗ trợ sức đề kháng cho gan; đồng thời, bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại như rượu, thuốc lá, hóa chất, thuốc kháng sinh.
Tất cả các triệu chứng gan nhiễm mỡ thường không dễ nhận biết hoặc phân biệt với các loại bệnh lý khác có cùng biểu hiện. Vì vậy, bạn hãy quan tâm đến cơ thể mỗi ngày, chú ý tới bất kỳ sự biến đổi khác thường nào và đến bệnh viện thăm khám. Điều này sẽ giúp bạn sớm phát hiện các bệnh lý và cả gan nhiễm mỡ để kịp thời điều trị. Bất kỳ loại bệnh nào nếu được phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn sớm, hiệu quả cũng cao hơn và đỡ tốn kém hơn.
The Healthline Editorial Team. (2023, February 8). What to know about fatty liver Disease. Healthline. https://www.healthline.com/health/fatty-liver#types